+
Aa
-
like
comment

Chuyên gia nhận định về vị trí Thủ tướng sau kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 14

26/03/2021 17:57

Chỉ cần nhìn vào những vị trí trên bàn chủ tọa của Hội nghị Trung ương 2 Khóa XIII của ĐCS Việt Nam được truyền hình công khai rộng rãi trên phạm vi cả nước và quốc tế, có thể đoán định được những vị trí quan trọng nhất trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026” – Chuyên gia Hồng Long nhận định khi nói về vị trí chủ chốt lãnh đạo nhà nước sắp được công bố sau kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 14.

Nhận định về Chính phủ tiếp theo chuyên gia Hồng Long cho rằng, người lãnh đạo tiếp theo không chỉ có nhiệm vụ lãnh đạo điều hành quản lý Nhà nước về kinh tế mà còn cần có năng lực điều hành một cách toàn diện trên các lĩnh vực tổ chức, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, tài nguyên môi trường. Phải là người luôn giữ vững quan điểm bảo đảm sự trong sạch trong các phương án xây dựng nguồn nhân lực của Đảng, chống chạy chức, chạy quyền trong hệ thống tổ chức Đảng và Nhà nước. Cũng cần có biểu hiện kiên quyết xử lý kỷ luật người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết, những người vi phạm quy định của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận và kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền, những người cơ hội chính trị mưu cầu tham gia vào Quốc hội để “đánh bóng tên tuổi”, phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm,…

Bên cạnh đó, trước quan điểm vị trí Thủ tướng phải là người miền Nam, Tiến sĩ ĐH Fulbright Huỳnh Thế Du đã nhận định như sau, “nếp nghĩ này không phản ánh đúng thực tế những gì xảy ra”. Theo TS Huỳnh Thế Du thì, giai đoạn 1975-1995 là thời kỳ đỉnh cao về sự năng động và sáng tạo của TPHCM và thập niên 1990 là thời kỳ tạo ra các nền tảng cho hiện tượng Bình Dương. Những người đóng vai trò chủ chốt của hai địa phương này trong giai đoạn nêu trên đã được chọn ra trung ương và trở thành lãnh đạo cao cấp của quốc gia. Tất cả đều hoặc thể hiện xuất sắc hoặc chí ít cũng tròn vai của mình, nhất là các trọng trách kinh tế.

Điều đáng ngạc nhiên là cho dù hết sức thành công trong hơn hai thập niên qua, nhưng Bình Dương không có lãnh đạo nào nổi trội và được cất nhắc để giữ trọng trách ở Trung ương như người đặt nền móng đầu tiên.

Tính từ vĩ tuyến 17 trở vào, trong hai thập niên qua, sau Đà Nẵng mà người tạo ra hiện tượng đó cũng đã được trọng dụng, Quảng Nam có thể xem là thành công nhất gắn với Trường Hải và Chu Lai. Kết quả, ông chủ của Trường Hải trở thành tỷ phú người miền Nam duy nhất cho đến thời điểm này và lãnh đạo có vai trò quyết định với sự thành công của Quảng Nam đã trở thành Thủ tướng nhiệm kỳ sắp kết thúc với kết quả điều hành rất tốt.

Hai thập niên qua, thành tích kinh tế của cả TPHCM và Hà Nội, hai đô thị lớn và quan trọng nhất cả nước là rất bình thường. Điều này là một nguyên nhân làm cho Việt Nam đã không thể tốt hơn như kết quả đã đạt được. Do vậy, không ai trong số lãnh đạo cao cấp của hai địa phương này được cất nhắc vào các trọng trách kinh tế.

Trong hơn một thập niên qua, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Hải Phòng đã phát huy được các lợi thế và trở thành các ngôi sao hay hiện tượng. Từ vĩ tuyến 17 trở vào không có địa phương nào cả (các địa phương quanh vùng TPHCM, nhất là Bình Dương chỉ là tiếp nối từ trước đó).

Từ đó ông đã đúc kết ra vấn đề rằng, Việc chọn lãnh đạo từ các địa phương thành công về mặt kinh tế để giữ các trọng trách kinh tế quốc gia đã mang lại những kết quả tích cực cho Việt Nam; Các lãnh đạo địa phương có thể tạo ra cơ hội giữ các trọng trách về mặt kinh tế quốc gia cho mình bằng cách đưa địa phương mình thành các hiện tượng thành công; Trong ba thập niên qua Thủ tướng luôn là người đã từng là lãnh đạo cao cấp (bí thư hoặc/và chủ tịch) cấp tỉnh. 3/4 người thuộc các địa phương có kết quả phát triển kinh tế nổi trội chứ không phải yếu tố vùng miền. Các kết quả kinh tế của ba người trên trong thời kỳ làm thủ tướng là rất ấn tượng.

Chính vì vậy, theo Tiến sĩ Huỳnh Thế Du thì với những gì đang xảy ra và nếu các tiêu chí trên được giữ thì khả năng Thủ tướng của nhiệm kỳ 2025-2030 sẽ là một người đã lãnh đạo một địa phương ở miền Bắc cao hơn một địa phương miền Nam rất nhiều.

T.H

Bài mới
Đọc nhiều