+
Aa
-
like
comment

Chuyện Đảng tuyên bố “tự ý giải tán”, kế sách khéo léo trước kẻ thù

03/02/2020 08:28

Trong lịch sử 90 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), có thời gian Đảng phải tuyên bố “tự ý giải tán” để hoạt động bí mật. Sau đó Đảng trở lại hoạt động công khai và lấy tên Đảng Lao động Việt Nam. BBT cung cấp thông tin cho bạn đọc về giai đoạn lịch sử này của Đảng.

chuyen dang tuyen bo “tu y giai tan", ke sach kheo leo truoc ke thu hinh anh 1
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng quyết định tổ chức Đảng Lao động Việt Nam (ảnh T.L).

Ngày 3/2/1930, Đảng CSVN được thành lập tại Hương Cảng, Hồng Kông (Trung Quốc). Đến tháng 10/1930, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hội nghị đã quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó: Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và cũng xuất phát từ thực tế ba nước Việt, Lào, Campuchia đều là thuộc địa của Pháp, đều chịu sự thống trị của Pháp, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng CSVN thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sau khi Đảng lãnh đạo toàn thể dân tộc làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền non trẻ của chúng ta đứng trước tình thế vô cùng khó khăn. Nạn đói khủng khiếp đầu năm 1945 chưa được khắc phục thì lại tiếp nạn lụt lớn ở Bắc Bộ. Giữa lúc đó, 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch tràn vào miền Bắc, với danh nghĩa thi hành nhiệm vụ do Đồng minh giao cho là tước vũ khí quân đội Nhật, nhưng kỳ thực là ôm ấp âm mưu thâm độc xóa bỏ Đảng ta, xóa bỏ Mặt trận Việt Minh và lật đổ chính quyền nhân dân, lập chính phủ bù nhìn làm tay sai cho chúng. Ngày 23/9/1945, được quân đội Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ.

Trước tình hình cực kỳ gay go và phức tạp đó, Đảng ta đã có những chủ trương phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cách mạng, đồng thời áp dụng một sách lược khôn khéo, mềm dẻo nhằm phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

Ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tuyên bố “tự ý giải tán”, nhưng thực chất Đảng rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Để công khai tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, Đảng lập ra Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.

Theo PGS –TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia HCM), việc Đảng tuyên bố “tự ý giải tán” rút vào hoạt động bí mật, thứ nhất là để tránh việc đàn áp, khủng bố của kẻ thù; thứ hai là tập hợp nhiều người, nhiều thành phần tham gia vào sự nghiệp chung của đất nước, đó những người yêu nước, có tinh thần dân tộc nhưng họ không thích Đảng. Đây là kế sách rất khôn khéo, linh hoạt của Đảng và Hồ Chủ tịch.

Dù Đảng rút vào hoạt động bí mật nhưng vẫn tiếp tục phát triển. Lúc lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng chỉ có hơn 5.000 đảng viên nhưng đến cuối năm 1945, số đảng viên lên tới 20 nghìn. 6 năm sau, diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, số đảng viên đã hơn 766 nghìn người.

Theo PGS –TS Nguyễn Mạnh Hà, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951), Đại hội quyết định tổ chức Đảng Lao Động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai. Như vậy, từ năm 1930 đến năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng của cả ba nước Việt Nam, Lào, Camphuchia. Nhưng đến năm 1951, cuộc kháng chiến chống Pháp đã phát triển sang giai đoạn mới (chúng ta đã khai thông biên giới Việt –Trung bằng chiến dịch Biên giới năm 1950, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng), tình hình mỗi nước Đông Dương có những thay đổi khác nhau, chúng ta đã giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia đứng vững nên mỗi nước cần và có thể thành lập một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ đó, sự nghiệp cách mạng của nước nào là do nhân dân của nước đó quyết định, nhưng vẫn có sự tương hỗ lẫn nhau.

Tên Đảng Lao động Việt Nam kéo dài đến năm cuối 1976, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đại hội đã quyết định đổi tên Đảng là Đảng CSVN, giống tên gọi khai sinh ban đầu.

(Theo DV)

Bài mới
Đọc nhiều