Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, đã hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Bác Hồ trên đường đi công tác ở Việt Bắc, 1951. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, phong cách, đạo đức vĩ đại, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao trời biển của Người.
Người là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, đã hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Được nuôi dưỡng bởi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử, phải chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước bi hùng của ông cha chống thực dân Pháp xâm lược và cảnh lầm than, cực khổ của nhân dân, Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
Ra đi tìm đường cứu nước khi 21 tuổi, với khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do cho dân, cho nước, Người bôn ba khắp năm châu, vừa lao động, học tập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.
Hành trình này đã giúp Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình thành nên ý thức giai cấp. Vì thế, Người đã đến với chủ nghĩa Marx-Lenin một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử và đã tìm thấy ở đó những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Với trí tuệ thiên tài, tầm nhìn vượt thời đại, Người vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, dày công chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho sự ra đời một đảng cách mạng chân chính – Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ đó, cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt qua muôn vàn chông gai, thử thách, đưa dân tộc “bước tới đài vinh quang.”
Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước do nhân dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử nước ta, đã làm thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam từ nô lệ trở thành độc lập, tự do.
Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Đó là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đó còn là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế mà nhân dân ta đang tiến hành.
Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng.
Người đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam, mà còn cho cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì lương tri và phẩm giá con người, vì hòa bình trên thế giới và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Chính vì vậy, không chỉ nhân dân Việt Nam kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhân dân thế giới cũng rất yêu quý Người, dành cho Người những tình cảm trân trọng và những lời nói tốt đẹp nhất.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2013, Tổng thống Liên bang Nga V. Putin đã viết trong sổ lưu niệm: “nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ hòa bình tiến bộ và phồn vinh. Nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đuốc, là biểu tượng cho một nền văn hóa tương lai… Và vì thế lịch sử mãi mãi nhắc tới Người như một bậc thánh nhân.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy Uralmash mang tên Ordzhonikidze ở Sverdlovsk, nay là Yekaterinburg. (Nguồn: TTXVN) Nhà báo Stanley Karnow, tác giả cuốn “Việt Nam – Một lịch sử” đã miêu tả Chủ tịch Hồ Chí Minh với một giọng văn đầy cảm phục: một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành, giản dị.
Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển ý chí của Người. Ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước, Người vẫn giữ niềm tin tuyệt đối với nền độc lập của Việt Nam.
Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như Người đã làm.
Bên cạnh là một nhà chính trị lỗi lạc, nhà quân sự tài ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhà văn hóa lớn không chỉ của riêng dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp – một học trò xuất sắc của Người, thì “sự nghiệp văn hóa quan trọng nhất của Người là đã lãnh đạo toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm trong thời đại mới, giành lại cho nhân dân những quyền sống của con người, một cuộc sống có văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước ta, sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại.
Sau 30 năm bôn ba, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước và ở tại Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo cách mạng làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám. (Tranh tư liệu/TTXVN phát) Từ ngày 6/1-7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), mở lớp Huấn luyện chính trị, ra Báo Thanh niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Mác – Lênin, để chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Trong ảnh: Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh giảng tại lớp Huấn luyện chính trị các thanh niên yêu nước Việt Nam trong những năm 1925-1927. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, họp từ 17/6-8/7/1924 ở Moskva, với tư cách là đại biểu của Bộ thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Tháng 12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngày 5/6/1911, từ cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Người đến với chủ nghĩa Marx – Lenin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội lần thứ 3 của Đảng, ngày 5/9/1960. Trong diễn văn khai mạc, Người nêu rõ: Đại hội lần thứ hai là đại hội kháng chiến. Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà. (Ảnh: TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh: TTXVN) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định Đảng lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. (Ảnh: TTXVN) Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) mở đầu công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy sức mạnh, tiềm năng để đưa đất nước tiến lên. (Ảnh: TTXVN) Năm 1980, phi công Phạm Tuân đã thực hiện chuyến bay vào vũ trụ cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô V.V. Gorbatko. Ông cũng trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lenin. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN) Thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Giúp cho bạn cũng là giúp cho mình, Việt Nam đã giúp Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, tái thiết đất nước Chùa Tháp. Trong ảnh: Lực lượng quân đội cách mạng Campuchia tiến vào giải phóng Thủ đô Phnom Penh, trưa 7/1/1979. (Ảnh: TTXVN) Sau giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Việt Nam đồng thời tiến hành thắng lợi hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Trong ảnh: Chiến sĩ công an vũ trang dũng cảm chiến đấu giữ vững pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2/1979. (Ảnh: Tạ Hải/TTXVN) Ngày 20/9/1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Đây là một mốc son lịch sử, đánh dấu sự ghi nhận của tổ chức toàn cầu lớn nhất hành tinh và cộng đồng quốc tế đối với một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và dân chủ. (Ảnh: TTXVN phát) Tiếp tục đi theo con đường cách mạng vẻ vang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Người. Trong ảnh: Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa đất nước bước sang trang sử mới, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN) Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973) là sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”, tạo thế và lực tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước mùa Xuân năm 1975. Trong ảnh: Thi hành Hiệp định Paris, ngày 29/3/1973, những người lính Mỹ cuối cùng lên máy bay tại sân bay Đà Nẵng để rút khỏi Việt Nam dưới sự giám sát của Tổ Quốc tế và Tổ Liên hợp Quân sự 4 bên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Tiếp tục đi theo con đường cách mạng vẻ vang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Người. Trong ảnh: Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972 đã tạo bước ngoặt cơ bản trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) Tiếp tục đi theo con đường cách mạng vẻ vang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Người. Trong ảnh: Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972 đã tạo bước ngoặt cơ bản trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. Ảnh: TTXVN Bác Hồ luôn quan tâm đến thiếu nhi và dành tình cảm đặc biệt cho thế hệ tương lai của đất nước. Trong ảnh: Nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, tối ngày 31/5/1969, đại biểu thiếu nhi Thủ đô đã đến Phủ Chủ tịch thăm và biểu diễn văn nghệ chào mừng Bác. (Ảnh: TTXVN) Ngày 27/4/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khu phố Ba Đình khóa V tại hòm phiếu số 6, đơn vị bầu cử 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: TTXVN) Bác Hồ về thăm và chúc tết nhân dân xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây và trồng cây đa lưu niệm trên đồi cây của xã, ngày 16/2/1969. (Ảnh: TTXVN) Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam.Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1955-1969), Bác luôn theo sát từng bước đi của cách mạng miền Nam. Bác từng nhiều lần nói rằng: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi.” Trong ảnh: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi dũng sỹ miền Nam ra thăm miền Bắc (13/2/1969). (Ảnh: TTXVN) Một trang bản thảo bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (3/2/1969). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam. Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1955-1969), Bác luôn theo sát từng bước đi của cách mạng miền Nam. Bác từng nhiều lần nói rằng: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi ”. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Anh hùng, Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ diệt Mỹ của Quân giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc (20/7/1968). (Ảnh: TTXVN) Là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam nên tình cảm, sự tin tưởng, kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân đội ta rất lớn. Trong ảnh: Nhân dịp Tết nguyên đán Đinh Mùi (9/2/1967), Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn không quân 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ. (Ảnh: TTXVN) Ngày 28/12/1967, Bác Hồ họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chủ trương mở đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968). (Ảnh: TTXVN) Từ lúc sinh thời cho đến khi đã đi xa, Hồ Chí Minh vẫn để lại những dấu ấn sâu đậm với lòng kính trọng, yêu mến không chỉ trong nhân dân của Người mà còn trong lòng bạn bè khắp nơi trên thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhân sỹ trí thức Mỹ phản đối chiến tranh ở Việt Nam (17/1/1967). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Đoàn kết quốc tế cao đẹp theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn được thể hiện sâu sắc ở mối tình đoàn kết đặc biệt giữa ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nói chuyện thân mật với đồng chí Kaysone Phomvihane, Trưởng đoàn đại biểu Đảng và Mặt trận Lào yêu nước sang thăm hữu nghị Việt Nam (1966). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam nên tình cảm, sự tin tưởng, kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân đội ta rất lớn. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm các chiến sỹ của lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội, ngày 25/9/1966. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành thời gian đến thăm các công trường, xí nghiệp, động viên công nhân, nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm Khu Công nghiệp liên hợp gang thép Thái Nguyên nhân dịp lò cao số 1 ra mẻ gang đầu tiên (1/1/1964). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Mặc dù công việc đất nước rất bận rộn, nhưng Bác Hồ vẫn dành thời gian đến thăm hỏi, động viên nhiều gia đình thương binh, liệt sỹ, các đồng chí lão thành cách mạng, thăm công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sỹ, thăm nhiều nông trường, hợp tác xã, đơn vị bộ đội, công an, thăm các công trường, xí nghiệp… Trong ảnh: Thăm bệnh xá Vân Đình, tỉnh Hà Tây, Người căn dặn cán bộ bệnh xá thực hiện Lương y như từ mẫu (20/4/1963). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Mặc dù công việc đất nước rất bận rộn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian đến thăm hỏi, động viên nhiều gia đình thương binh, liệt sỹ, các đồng chí lão thành cách mạng, thăm công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sỹ… Trong ảnh: Bác Hồ đến dự Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc (13/8/1962). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Mặc dù công việc đất nước rất bận rộn, nhưng Bác Hồ vẫn dành thời gian đến thăm hỏi, động viên nhiều gia đình thương binh, liệt sỹ, các đồng chí lão thành cách mạng, thăm công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sỹ,… Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật Sân khấu Trung ương ở khu văn công Mai Dịch, Hà Nội (25/11/1961). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến thiếu nhi và dành tình cảm đặc biệt cho thế hệ tương lai của đất nước. Trong ảnh: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch trong ngày Tết Trung thu năm 1961. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1959. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành thời gian đến thăm các công trường, xí nghiệp, động viên công nhân, nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường khai thác của mỏ than Đèo Nai (Cẩm Phả), chiều 30/3/1959. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc tổ chức, động viên phong trào thi đua yêu nước. Người coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi thời kỳ cách mạng, bởi đó chính là nền tảng, là động lực của sự phát triển, là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm và tham gia tát nước chống hạn cùng nông dân xã Đại Thanh, Hà Đông (nay là Hà Nội), ngày 12/1/1958. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước XHCN anh em là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của CNXH trên phạm vi thế giới. Trong ảnh: Tổng thống Indonesia Sukarno đón Bác Hồ thăm chính thức Indonesia, tháng 2/1959. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước XHCN anh em là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của CNXH trên phạm vi thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Bulgaria, tháng 8/1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước XHCN anh em là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của CNXH trên phạm vi thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Kliment Voroshilov chủ trì Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Liên Xô, tại sân bay Moskva, ngày 12/7/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước XHCN anh em là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của CNXH trên phạm vi thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đón Bác Hồ thăm hữu nghị Trung Quốc, ngày 25/6/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Bác Hồ thăm nông dân hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gặt lúa mùa (1954). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 9 năm trường kỳ kháng chiến, nhân dân đã đánh bại thực dân Pháp, giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta. Trong ảnh: Bộ đội ta từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngày 19/9/1954, tại Đền Giếng, một di tích trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng, Bác Hồ đã có buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn 308 (Đại đoàn quân Tiên phong) trên đường về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. (Ảnh: Đinh Đăng Định/TTXVN) Ngày 20/7/1954, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN) Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong ảnh: Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (2/1951) – Đại hội đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới (16/9/1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến, kêu gọi toàn dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên kháng chiến với quyết tâm Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/Tư liệu TTXVN) Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; đồng thời thực hành sách lược khôn khéo, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Trong ảnh: Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny – đại diện 2 Chính phủ kí “Hiệp định Sơ bộ”, tạm hoà hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN phát) Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; xây dựng và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên; chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự ủng hộ và chi viện của cả nước. Trong ảnh: Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946 (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. (Ảnh: TTXVN) Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, quần chúng cách mạng đã chiếm Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ). Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngày 18/5/2015, trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm trọng thể 125 năm Ngày sinh của Bác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Thành tựu 35 Đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Nhờ đó, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong ảnh: Bến Nhà Rồng, Thành phố Hồ Chí Minh – nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. (Ảnh Thanh Vũ/TTXVN) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, chiều 15/11/2017. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Barack Obama, ngày 7/7/2015, tại Nhà Trắng ở Thủ đô Washington D.C trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6 – 10/7/2015. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Hoa Kỳ của người lãnh đạo cao nhất Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ sau khi kết thúc chiến tranh, đánh một dấu mốc quan trọng mới, mở ra một trang mới trong quan hệ giữa hai nước. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy ký Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam. (Ảnh: AFP/TTXVN) Với việc gia nhập ASEAN, lòng tin của Việt Nam với các nước và ngược lại lòng tin của các nước đối với Việt Nam đã được nâng lên. Trong ảnh: Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn, trong đo có tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 5 (ASEM 5), ngày 8-9/10/2004 tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN) Ngày 14/11/1998, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN) Sau khi gia nhập ASEAN (28/7/1995), ngày 5/8/1995, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Nghị định thư, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ. (Ảnh: Xuân Tuân/TTXVN) Nghi thức thượng cờ tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ bảy của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiều 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei), mở đầu thời kỳ tái hòa nhập và hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới. (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN) Trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho thấy những đóng góp tích cực, thực chất, có trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp quốc nói chung và HĐBA nói riêng trong nhiều năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Trong ảnh: Đại sứ Đặng Đình Quý chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình Palestine-Israel với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 1/2020. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN) Thành tựu 35 Đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Nhờ đó, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong ảnh: Lễ ký Hiệp định EVFTA, ngày 30/6/2019. (Ảnh: TTXVN) Công tác tuyên giáo củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, về đất nước và con người Việt Nam; nâng cao uy tín và vị thế của đất nước; góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao cúp vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á năm 2018 (AFF Suzuki Cup 2018) cho đội tuyển Việt Nam. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Việt Nam đóng góp tích cực vào hoạt động của Liên hợp quốc, trong đó tiêu biểu là cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan. (Ảnh: TTXVN phát) Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước tham gia chính thức ký kết vào đầu tháng 3/2018, trong đó, Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực tham gia đàm phán và ký kết. (Ảnh: THX/TTXVN phát) Phương Dung