Việt Nam có vaccine tình người
Dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người dân vô tội trên toàn thế giới. Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Việt Nam gần như đã nỗ lực 200% sức để cùng nhân dân trong nước và quốc tế trong phòng chống dịch bệnh. Tin mừng cho cả ngành Y tế và nhân dân Việt Nam khi thế giới chế tạo thành công vaccine. Và càng phấn khởi hơn khi hay tin vừa qua, Bộ Chính trị đồng ý mua vaccine phòng Covid-19 bằng ngân sách.
Đến thời điểm này, bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng thấy được ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt những người lao động thu nhập thấp, các doanh nghiệp đều “ngấm đòn” của dịch bệnh. Tuy nhiên, may mắn nhất, chúng ta là người Việt Nam, sống ở đất nước Việt Nam. Mặc dù ngân sách phải trang trải rất nhiều thứ từ chi phí trang bị các thiết bị điều trị Covid-19, chi phí điều trị cho hơn hàng ngàn ca bệnh , chi phí ăn uống, sinh hoạt của hàng triệu người dân bị cách ly tập trung ở thời điểm giai đoạn đầu chống dịch. Trừ một số trường hợp chữa trị cho bệnh nhân ngoại quốc có tính phí thì tất cả những việc làm trên, Việt Nam đều thực hiện miễn phí cho toàn bộ công dân Việt Nam. Có lẽ, chúng ta vẫn còn nhớ đến gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ dành cho người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh. Có thể, số tiền hỗ trợ đến tận tay người dân không là gì so với con số thu thập bị thiệt hại trong mùa dịch nhưng chí ít, gần như chỉ có Chính phủ Việt Nam mới quan tâm người dân nhiều như vậy. Quan trọng hơn, đó là liều thuốc động viên tinh thần rất lớn đối với người dân cũng doanh nghiệp, giúp cả đất nước có động lực chiến đấu và giành chiến thắng trước dịch bệnh. Thử hỏi đi đâu tìm được đất nước sống nghĩa tình và nhân đạo như vậy?
Mới đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đồng ý về chủ trương mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19 cho nhân dân từ ngân sách. Việc mua, sử dụng vắc xin được tiến hành thực hiện trong điều kiện khẩn cấp. Đồng thời, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, tổ chức sản xuất vắc xin phòng Covid-19 trong nước. Với quyết định này, một lần nữa, chúng ta lại thấy một đất nước luôn đặt tính mạng và sức khỏe của người dân lên hàng đầu. Và trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, người dân Việt Nam chính là trung tâm của mọi chỉ đạo, chỉ thị và hành động. Điều này khác hẳn với cách phòng chống dịch của một số quốc gia hiện nay.
Chưa cần nhìn sang các quốc kém phát triển tại khu vực Mỹ la-tinh, châu Phi, Trung Ðông hay Trung Á, chỉ cần nhìn đến những cường quốc phát triển kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha,… Trong khi, Việt Nam ưu tiên đảm bảo tính mạng và sức khỏe của người dân thì các quốc gia phát triển vẫn tập trung phát triển kinh tế, vẫn phân biệt cứu chữa người nhiễm bệnh. Không phải đất nước họ giàu thì tất cả người dân đều được cứu chữa, hay cứu chữa miễn phí hay được tiêm vaccine mà tất cả đều nhờ đồng tiền quyết định. Không có tiền, người dân nghèo ở các quốc gia văn mình kể trên đều sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) David Malpass đã nhấn mạnh rằng: “Cần ưu tiên hàng đầu việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19, bảo đảm triển khai vaccine nhanh chóng và rộng rãi. Cùng với đó, Chính phủ các nước cũng cần có sự đầu tư phù hợp để phục hồi phát triển kinh tế”. Việt Nam đang làm tốt công tác này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam dự kiến nhận 30 triệu liều 30 triệu liều vaccine Covid-19 từ Liên minh Covax, 30 triệu liều của AstraZeneca và 30 triệu liều Pfizer. Người đứng đầu Bộ Y tế khẳng định: “Theo lộ trình như vậy, năm 2021 Bộ Y tế đảm bảo không có chuyện thiếu hụt vaccine Covid-19”. Hơn nữa, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 sẽ tiến tới Nhà nước đảm bảo người dân được tiêm miễn phí giống như tiêm chủng các vaccine phòng chống dịch bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Vì vậy, khi người dân Việt Nam được bảo vệ khỏe mạnh, đây chính là sự đầu tư phù hợp và nhanh nhất để phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch.
Đặng Trường