+
Aa
-
like
comment

Các “đài” chống phá lộ sự tự nhục khi tấn công Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng

Ốc Biển Trường Sa - 01/04/2020 14:44

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thì ngay lập tức cái gọi là “dân chủ cuội” liền tung tin, xuyên tạc trên các trang “Dân làm báo”, “SBTN”, đặc biệt là “Việt Tân”, hướng lái dư luận rằng, Đảng muốn đưa đất nước “phát triển lùi; quay trở lại sống trong địa ngục trần gian”; tung tin tương lai Việt Nam “vẫn tối như đêm 30”. Đúng thật là, những kẻ không hiểu gì về Việt Nam mới có tư tưởng coi thường “hợp tác xã”, “kinh tế tập thể”.

Phát triển kinh tế đa phương hóa, đa dạng hóa, trong đó có hợp tác xã, kinh tế tập thể, song song cùng kinh tế tư nhân là hướng đi đúng của Việt Nam. Thông qua kinh tế tập thể Chính phủ đã và đang tập hợp các nguồn lực nhỏ, sử dụng có hiệu quả để tạo thành nguồn lực lớn có sức mạnh giúp các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ có thể hợp tác, liên kết phát triển và cạnh tranh hiệu quả với các lực lượng kinh tế lớn. Góp phần hình thành nên điểm sáng cho kinh tế Việt Nam

Trước khi bàn sâu vào việc Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, người viết xin nhắc qua một chút về thương hiệu của người Việt Nam. Một trong những điểm không thể lẫn vào đâu được của người dân yêu nước, đó là tinh thần đoàn kết, sự san sẻ và nỗ lực góp phần đưa đất nước phát triển. Điều đó thể hiện rõ ràng nhất trong trận dịch Covid-19 đã và đang diễn ra này đây, công tác phòng chống dịch được sự chung tay của cả cộng đồng, từ trên xuống dưới đồng lòng một dạ.

Và với mô hình chống dịch của chính quyền Việt Nam đem đến kết quả kiểm soát dịch như hiện tại, nhiều bạn bè quốc tế đã đánh giá cao Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, nhiều trang báo quốc tế có bài phân tích ca ngợi hết lời. Điểm khác biệt này cho thấy, Việt Nam luôn có mô hình, hướng đi phát triển của riêng mình, việc áp dụng mô hình nào hiệu quả, cả hệ thống Bộ Chính trị, Chính phủ Việt Nam hiểu rõ.

Tương tự như vậy, với mô hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, chỉ tính cột mốc 15 năm gần đây đã đem đến nhiều hướng, cơ hội kết nối, làm mới, phát triển kinh tế cho rất nhiều người nông dân Việt Nam. Một điều không thể thiếu trong phát triển kinh tế hiện nay hay bất cứ sự phát triển của bất kỳ đất nước nào, là sự kết nối và kết hợp.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành kết luận về tiếp tục phát triển kinh tế tập thể

Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn phát triển bền lâu cần có tập thể. Một dẫn chứng cụ thể, người nông dân sản xuất ra những nông sản chất lượng cao, chỉ làm tốt được khâu sản xuất. Muốn đưa ra thị trường để thu về lợi nhuận cao hơn thì phải có sự hợp tác với các đơn vị phát triển thị trường, khâu logistics. Những nhà máy bao tiêu sản phẩm là kênh kết nối không thể thiếu của nhiều hộ nông dân hiện nay. Điển hình là nhà máy Tanifood ở tỉnh Tây Ninh với quy mô đầu tư trăm triệu USD, hiện xuất khẩu ra trên 20 thị trường quốc tế, có đến 200 hợp tác xã, quản lý các xã viên trồng nguyên liệu và có các trung tâm hỗ trợ nông dân. Trung tâm này giúp hợp tác xã toàn bộ các khâu trong logistics từ đầu vào đến đầu ra, như giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, tập huấn, bao tiêu luôn sản phẩm sau thu hoạch.

Một dẫn chứng cụ thể hơn, siêu thị là nơi nhiều mặt hàng hội tụ, là kênh trung gian đưa nhiều sản phẩm của người dân Việt Nam đến người tiêu dùng. Với nhu cầu của thị trường, các hợp tác xã đã sản xuất ra các mặt hàng gắn với chuỗi giá trị ngày càng cao, áp dụng công nghệ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu khắc khe của người tiêu dùng. Cũng từ các kênh siêu thị mà uy tín sản phẩm của hộ kinh doanh nhỏ trong hợp tác xã ngày càng lớn; và từ đây cơ hội cho người sản xuất hàng hóa – hợp tác xã mở rộng thị trường tiêu thụ, không những trong nước mà còn xuất khẩu đã được minh chứng. Điều đó vô cùng ý nghĩa, không chỉ là phát triển kinh tế, mà sự kết hợp này còn góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người nhận xét: Có hợp tác xã, có kinh tế tập thể, các nhà sản xuất sẽ dễ dàng thu về giá trị kinh tế cao.

Hệ thống giàn khoan ngoài biển Đông của Việt Nam, với sự hợp tác khai thác với Nga, đem nhiều lợi ích cho Việt Nam. Đó là một trong chiến lược, chỉ các nhà lãnh đạo Việt Nam mới có thể thực hiện

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế tập thể, hợp tác xã hiện nay đang vướn phải một số khó khăn, như: Luật hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn quy định các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho cáchợp tác xã nhưng thực tế các chính sách này đi vào cuộc sống không nhiều; số lượng hợp tác xã được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước còn hạn chế… Nhất là nhiều nơi chưa xây dựng được số đông mô hìnhhợp tác xã kiểu mới quy mô lớn, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản thông qua hợp đồng kinh tế. Kinh tế tập trung chưa có sự cạnh tranh cao, trong khi đó tiềm năng và nguồn lực chưa được khai thác đúng mức. Đó là lý do vì sao, Bộ Chính trị giao Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, đồng thời nghiên cứu tiêu chí làm cơ sở trình Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XIII xem xét, ban hành nghị quyết T.Ư mới về đổi mới, phát triển đạt kết quả cao hơn.

Trong đó, có nhiệm vụ trọng tâm: “Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và pháp luật có liên quan (đất đai, thuế, tín dụng…), kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững”.

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển, với nhiều mô hình khác nhau, đem về doanh thu cho hộ sản xuất, doanh nghiệp, đồng thời đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước. Việc chính quyền đẩy mạnh, để thời gian tới hợp tác xã, kinh tế tập thể phát triển hơn nữa, khai thác hết các tiềm năng, điều này không có nghĩa là từ chối sự phát triển của các mô hình kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Chỉ những kẻ “ăn chưa no, lo chưa tới”, góc nhìn chỉ thấy tiêu cực như các thành phần phá hoại, phản quốc, cực đoan, chống phá nhà nước vô điều kiện mới lu loa như thế. Trong tâm thế của chúng, nhìn chính sách nào của nhà nước cũng là “có hại” – hại ở đây là “hại tinh thần” của chúng, vì thấy đất nước càng phát triển, người dân ngày càng có cơm no áo ấm, tin yêu chính quyền, thì chúng tức tối.

Giống như cây hoa hồng, người tích cực thì nhìn thấy cả lá, thân cây, thấy gai, thấy hoa, đồng nghĩa thấy hiện thực cuộc sống, thấy thử thách, thấy cơ hội phát triển và thấy cả thành quả. Còn những kẻ tiêu cực, tự nhục, chống phá thì chỉ nhìn thấy gai nhọn mà thôi!

Cũng xin tự tin trích dẫn thông tin thêm, để thấy Việt Nam được bạn bè đánh giá cao trên trường quốc tế. Trong lúc dịch bệnh hoành hành thế này, nhưng cách đây không lâu, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đến Việt Nam bày tỏ mong muốn được hợp tác, phát triển kinh tế. Như đoàn doanh nghiệp thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (US-ABC) do ông Alex Feldman, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành US-ABC dẫn đầu đã có cuộc làm việc vào ngày 4-3, tại Trụ sở Chính phủ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Alex Feldman cho biết “trong chuyến thăm lần này có hàng chục tập đoàn, doanh nghiệp của US-ABC đến tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam”. Một tin vui khác, trong năm nay, US-ABC khai trương chương trình hỗ trợ doanh nhân nữ Việt Nam. Đó là một trong những tín hiệu vui, không phải quốc gia nào cũng làm được. Điều đó cho thấy, kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển rất tốt. Dịch bệnh rồi cũng sẽ đi qua, quan trọng hơn hết là, sau dịch bệnh, Việt Nam còn có nhiều hơn các cơ hội phát triển kinh tế. Thế nên, ai mà đang lu loa, mơ mộng “kinh tế Việt Nam sụp đổ”, hay là “đất nước phát triển lùi” thì hãy thôi ảo tưởng! Điều đó chẳng bao giờ xảy ra.

Việt Nam có gì để nước ngoài tìm đến đầu tư, hợp tác thế? Trả lời câu hỏi này, chính là minh chứng cho việc Việt Nam có hướng đi, phát triển phù hợp, Việt Nam biết đòn bẫy của mình ở đâu, điểm mạnh ở đâu, từ đó có mô hình phát triển phù hợp. Mà điều đó, chỉ lãnh đạo và người dân Việt Nam yêu nước, yêu sự lao động cống hiến chân chính cho quê hương mới hiểu và hành động chuẩn xác mà thôi. Nhìn vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, để thấy tính xác thực. Thế nên. không có việc tương lai Việt Nam “tối như đêm 30” như ý muốn của các “nhà dân chủ”, những nhà nhân danh “nhân quyền” xuyên tạc về kinh tế Việt Nam.

Thêm nữa, Việt Nam phát triển như ngày hôm nay vì có chiến lược lâu dài, có cơ sở, chính sách, chủ trương phù hợp, và cụ thể, dựa trên nền tảng đặc thù của đất nước. Nhìn vào sự hài lòng của người dân, nhìn vào dòng đầu tư người dân về nước và các nhà doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn Việt Nam – đó chính là thước đo cho sức khỏe của nền kinh tế hiện tại. Những lời xuyên tạc, ác ý của bọn chống phá, tự nhục, lưu vong tru tréo về Việt Nam, không thể nào cản trở sự tiến lên của Việt Nam.

Ốc Biển Trường Sa 

Bài mới
Đọc nhiều