+
Aa
-
like
comment

Bức tranh công nhân thời đại 4.0

11/10/2019 20:01

Từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên (cuối thế kỷ 18 nửa đầu thế kỷ 19) C. Mác (1818 – 1883) đã chỉ ra giai cấp công nhân là hạt nhân cốt lõi của cách mạng công nghiệp. Trả qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp sứ mệnh lịch sử vẫn còn nguyên giá trị. Bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 liệu giai cấp công nhân có còn là hạt nhân.

942cae7daa82edc4d9a7975391db9ab5_image001

Theo Giáo sư K. Sô-áp (K. Schwab) thuật ngữ cách mạng công nghiệp 4.0 là sự thay đổi toàn diện từ nền tảng công nghệ tự động hóa từ kho dữ liệu khổng lồ, năng lượng, vật liệu mới trong sản xuất và dịch vụ. Chuỗi giá trị cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với hệ thống internet từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra. Mọi ngành nghề, lĩnh vực đều liên thông gắn kết với nhau trên không gian số.

Cách mạng công nghiệp 4.0 có đặc điểm vận hành nhanh và hệ thống. Các mô hình kinh tế truyền thống bắt buộc phải thay đổi để thích ứng nếu không muốn nằm ngoài vòng quay kinh tế. Sự tác động của cách mạng công nghiệp không chỉ gói gọn trong 1 quốc gia mà còn tác động mang tính toàn cầu ở mọi ngành nghề. Chính vì thế, giai cấp công nhân không thay đổi phương thức sản xuất vận hành bộ máy công nghiệp sẽ bị tụt hậu. Vị trí tiên phong của giai cấp công nhân sẽ bị lung lay.

Công nghệ số trong thời đại mới giúp các ngành công nghiệp vận hành tự động mà không cần sự xuất hiện của con người. Tuy nhiên, ở những khâu phức tạp vẫn không thể thiếu bóng dáng của người công nhân. Và điểm cốt lõi con người vẫn là chủ thể vận hành các hệ thống sản xuất, phân phối tự động đó.

Theo Mác công cụ lao động, năng suất lao động, tính chất xã hội hóa trong lao động là các đặc tính cố hữu khiến giai cấp công nhân mang trong mình sứ mệnh lịch sử dẫn dắt sự phát triển xã hội.

Để không bị mất đi vị trí tiên phong bắt buộc giai cấp công nhân phải nâng cấp trình độ, kiến thức vận hành bộ máy tự động hóa của nền công nghiệp 4.0.

Giai cấp công nhân không mất đi vai trò của mình trong thời đại 4.0

Thứ nhất, ở các nước đang phát triển giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật chất. Hoạt động sản xuất của họ mang tính xã hội hóa cao. Trong chu trình sản xuất và tiêu thụ của cải vật chất giai cấp công nhân vẫn là lực lượng cơ bản của xã hội. Nền khoa học, công nghệ của các nước đang phát triển chưa thể có ngay mà thông qua đầu tư thương mại, hợp tác liên doanh, hoặc mua trực tiếp thì mới sở hữu công nghệ mới. Các nước đang phát triển đóng vai trò như công xưởng có công nhân làm việc cho các nước phát triển. Như vậy vai trò hạt nhân của công nhân tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam vẫn còn duy trì tương đối.

Thứ hai, xã hội thay đổi khiến con người thay đổi. Khi phương thức sản xuất thay đổi, cách thức tổ chức quản lý công xưởng thay đổi bắt buộc trình độ của người lao động phải thay đổi để thích ứng. Điều đó là quy luật đã được chứng minh. Hiện nay, giai cấp công nhân đang thích nghi để thay đổi từng ngày, bắt kịp với phương thức sản xuất 4.0. Duy trì trạng thái cũ trong nền công nghiệp mới là tự sát. Giai cấp công nhân thay đổi để không mất đi vị trí vai trò sứ mệnh lịch sử của mình.

Từ hai luận điểm trên soi vào thực tế sự thay đổi của nền công nghiệp đã được dự đoán trước và đó là quy luật tất yếu khách quan đường phát triển theo xoáy trôn ốc đi lên. Một bộ phận giai cấp công nhân vẫn đóng vai trò sản xuất của cải chính cho xã hội. Một bộ phận giai cấp công nhân từ từ thay đổi để thích nghi làm chủ phương thức sản xuất 4.0 mới.

Trước đây để giải mã môt bộ gen con người các nhà khoa học mất 13 năm liên tiếp với chi phi 2,7 tỷ đô. Hiện nay với công nghệ mới chỉ mất vài nghìn đô trong vài giờ đồng hồ.

Chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới ra đời tại Đại học Pennsylvania xử lý được 5000 phép tính trong 1 giây. Chiếc siêu máy tính Summit hiện nay có thể xử lý 200 triệu tỷ phép tính trong một giây.

Siêu máy tính
Siêu máy tính

Điều đó cho ta thấy công nghệ thay đổi nhanh và rất mạnh buộc giai cấp công nhân phải thay đổi theo.

Giai cấp công nhân làm chủ phương thức sản xuất thời đại 4.0

Con người vẫn là yếu tố cốt lõi của mọi phát minh sáng chế và trong mọi công việc khác. Người công nhân hiện đại không mất đi vai trò của mình, ngược lại họ có nhiều cơ hội hơn để thay đổi. Kiến thức và kỹ năng lao động hiện đại ngày càng được xã hội hóa.

Công nhân có thể vừa học vừa làm nhờ có internet

Ở bất kỳ đâu người công nhân có thể vừa học vừa làm với sự hỗ trợ của internet. Điện thoại thông minh, máy tính bảng coi là “công cụ lao động” mới của giai cấp công nhân. Người lao động có thể tự nâng cao trình độ, chuyên môn kỹ thuật thông qua các thiết bị thông minh.

Trên không gian số có một kho lưu trữ dữ liệu khổng lồ với chi phí thấp tối đa ở mọi lĩnh vực ngành nghề, cuộc sống. Qua đó giai cấp công nhân tiếp cận phá vỡ rào cản tri thức, rào cản văn hóa, kinh nghiệm trong sản xuất để đạt năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Sở dĩ trước đây giai cấp công nhân mang sứ mệnh lịch sử vì họ nắm trong tay phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại và trực tiếp tham gia vào trong quá trình sản xuất của một nền công nghiệp. Đó là điều khiến họ trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng theo học thuyết của Các – Mác.

Lịch sử đã chỉ ra mỗi cuộc cách mạng công nghiệp gắn liền với một cuộc cách mạng xã hội trên diện rộng. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất gắn liền với Công xã Paris năm 1871. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai gắn liền với cuộc cách mạng Tháng 10 Nga 1917 lịch sử. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba gắn với sự kiện các nước Đông Âu và Liên Bang Xô Viết sụp đổ.

Trong tương lại cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ gắn với một cuộc cách mạng xã hội có thể dự báo được. Giai cấp công nhân muốn tiếp tục là hạt nhân lãnh đạo thực hiện sứ mệnh lịch sử bắt buộc phải làm chủ phương thức sản xuất mới thời đại 4.0.

Và cũng chính Các – Mác chỉ ra mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Thông qua hoạt động mua sức lao động sống của công nhân, giai cấp tư sản bóc lột phần giá trị lao động thặng dư của công nhân. Người công nhân càng làm ra nhiều giá trị thặng dư, giai cấp tư sản càng trở nên giàu có. Giá trị đó người làm ra là công nhân, nhưng họ không được hưởng tạo nên mâu thuẫn giữa hai giai cấp. Chính mâu thuẫn này là động lực của đấu tranh và đấu tranh là động lực của sự phát triển.
Môi trường đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời đại công nghiệp 4.0 đã thay đổi. Hình thức bóc lột sức lao động của giai cấp tư sản trở nên tinh vi hơn bằng công nghệ số, hệ thống tự động hóa.

Sự đấu tranh hiện nay biểu hiện dưới hình thức công nghệ số với mạng xã hội truyền thông rộng khắp. Các giá trị dân chủ – công bằng – bình đẳng vẫn là cơ bản trong cuộc đấu tranh mà giai cấp công nhân là nòng cốt. Muốn lãnh đạo cuộc đấu tranh mới, giai cấp công nhân phải là chủ thể của phương thức sản xuất mới. Hay chính là chủ thể nắm giữ công nghệ khoa học tiến bộ trong thời đại 4.0.

Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0 là thành tựu của tầng lớp trí thức và các nhà khoa học. Giai cấp công nhân muốn nắm giữ phương thức sản xuất mới thời đại 4.0 bắt buộc phải có sự kết hợp với họ. Hoặc chính giai cấp công nhân là chủ nhân của những sáng kiến phát minh khoa học kỹ thuật trong nền công nghiệp 4.0
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đi lên Chủ nghĩa Xã hội sẽ có sự góp mặt của nhiều cá, nhân giai tầng khác. Thực tiễn không thể vận dụng máy móc học thuyết của Mác. Cách mạng xã hội Việt Nam là một ví dụ điển hình khi thành phần chính không chỉ có giai cấp công nhân mà còn có nông dân, trí thức, tiểu tư sản yêu nước …

Han Cao

Bài mới
Đọc nhiều