+
Aa
-
like
comment

Bộ trưởng Trà và nhát kéo ngàn tỉ

19/06/2021 21:05

Nếu ví Thông tư 02 như một “nhát kéo” cắt bỏ yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức hành chính văn thư thì đó là một nhát kéo ngàn tỉ.

Công chức, viên chức đổ xô thi chứng chỉ. Ảnh cắt từ clip điều tra của Lao Động năm 2019
Công chức, viên chức đổ xô thi chứng chỉ. Ảnh cắt từ clip

Tính “sương sương”, mỗi công chức tốn từ 2,5 đến 3 triệu đồng cho một văn bằng, chứng chỉ. Với quyết định này, 300.000 công chức hành chính, văn thư sẽ tiết kiệm được… vô số kể.

Tiết kiệm không chỉ tiền bạc (rất nhiều) mà còn tiết kiệm chi phí thời gian, chi phí xã hội.

Tiết kiệm cả “nơ ron thần kinh” nữa. Khi mà những đòi hỏi vô lý và kỳ quặc của loại văn bằng chứng chỉ “chỉ cần trên lý thuyết” này đang gây ra vô số bức xúc xã hội.

Bộ Nội vụ tính ngay ra được cái lợi ngàn tỉ, nhưng quan trọng hơn, nó còn “chấm dứt hệ quả văn bằng chứng chỉ giả”- đánh giá của ông Nguyễn Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức.

Trong phát biểu của ông Long trong buổi họp báo có những chi tiết rất hay.

Chẳng hạn đó là thứ văn bằng chứng chỉ, thứ học hành “không cần thiết”…

Nói rất hay, và đúng, bởi những thứ văn bằng chứng chỉ ấy sẽ chỉ là một tờ giấy, đắt và nhọc, và vô nghĩa nếu nó không hề áp dụng cho công việc.

Bà Phạm Thị Thanh Trà

Ông Nguyễn Tư Long hôm qua đã nói rằng: Việc cắt giảm các văn bằng chứng chỉ này nhận được sự hưởng ứng và tán đồng của đại bộ phận dư luận. Và “đó là ý nghĩa quan trọng nhất”.

Đúng như thế, và cũng không đúng như thế.

Đúng, vì bởi sự hưởng ứng tán đồng từ người bị tác động, từ dư luận đang phản ánh hiệu quả chính sách.

Còn “không đúng” là vì không phải chỉ là “đại bộ phận”. Liệu có ai lại phản đối việc gỡ bỏ những trói buộc chính bản thân mình?!

Có một chi tiết nhiều ý nghĩa: Bà Phạm Thị Thanh Trà mới chỉ nhậm chức ngày 8.4. Và cho đến ngày ký thông tư (11.6), nữ Bộ trưởng chỉ mất trên dưới 2 tháng để nhận ra và cắt phăng thứ gánh nặng không cần thiết ấy.

Dường như đó mới là sự khởi đầu rất tốt đẹp để nữ bộ trưởng tiếp tục quyết đoán. Với một thực trạng “không cần thiết” đã kéo dài quá lâu. Với rất nhiều khu vực nghề nghiệp – giáo dục, truyền thông… đang tồn tại những không cần thiết.

Anh Đào

Bài mới
Đọc nhiều