Bỏ quy đinh về bằng cấp để có một đội ngũ cán bộ thực chất hơn ?
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm nhiều nhất mấy ngay qua là chuyện dừng thủ tục văn bản, chứng chỉ mà bất cứ một viên chức, công chức nhà nước nào cũng từng trải qua. Nó tiếp tục nóng lên tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trên nghị trường Quốc hội tuần trước.
Đại biểu Quốc hội và dư luận phải dùng từ loạn bằng cấp, loạn chứng chỉ, rồi chứng chỉ như giấy phép con để chỉ nỗi khổ của công chức, viên chức, khi tìm mọi cách phải có để chứng minh là người Nhà nước, được làm việc, hưởng lương và bổ nhiệm.
Vì đâu từ Hiệu trưởng đến một số cán bộ Trường Đại học Đông Đô có hành vi làm giả bằng Đại học chính quy, chứng chỉ ngoại ngữ để hoàn thiện hồ sơ cán bộ như nâng lương, nâng ngạch, thăng hạng, thi vào biên chế. Vì tiền thì đúng rồi, bởi họ kiếm hàng tỷ đồng từ việc làm giả các loại văn bằng. Nhưng nếu không vì những yêu cầu oái om của chính cơ quan quản lý thì có hành vi này không. Công chức, viên chức có phải chạy đôn, chạy đáo chi khoản tiền không nhỏ lo đủ thủ tục không. Vì đâu nảy sinh những chuyện dùng tiền mua điểm thi, môn thi. Vì đâu có chuyện công chức, viên chức đi học mà không biết học gì thi đề chẵn, lại làm đề lẻ rồi cũng qua. Vì đâu có chuyện nực cười dù bao năm kinh nghiệm trong nghề, đã được vinh danh bằng các giải thưởng danh giá mà vẫn phải đi học, đi thi để có cái chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng mà người dậy co khí là học trò của họ. Vì đâu có chuyện phải hoàn thiện các loại bằng chứng chỉ mà có khi cả đời làm việc không một lần dùng đến.
Chặng đường để chứng minh là người nhà nước được coi như sự phấn đấu suốt đời của những người làm công ăn lương, chậm chí gần đến lúc về hưu, nghỉ chế độ họ vẫn nhận được thông báo thiếu giấy tờ nọ, chứng chỉ kia cần phải học, phải bồi dưỡng để bổ sung hồ sơ. Cái nỗi khổ ấy như thế nào, ai đã từng nếm trải, từng kinh qua dặm trường ngày sẽ thấu hiểu.
Nhưng hệ lụi nó gây ra mới thực sự là khủng khiếp, bởi bằng giả, chứng chỉ trên trời không chỉ gây tốn kém, tiêu cực làm nhiễu loạn trật tự, an toàn xã hội, mà nó còn tạo ra một nhu cầu giả, dẫn đến chất lượng giả. Chất lượng văn bằng, chứng chỉ giả lại tạo nên những cán bộ trình độ thấp, không đủ năng lực phục vụ xã hội nhưng luôn có tham vọng trèo lên cái ghế cao hơn. Loại cán bộ thừa bằng cấp, thiếu trung thực, thiếu tâm, thiếu tầm tự chuyển hóa. Rất dễ hình dung sự sự nguy hiểm của bộ máy trên cái gốc bị mục ruỗng sẽ như thế nào.
Nhưng tiếc rằng những câu hỏi vì đâu, những hệ lụy từ việc chuộng bằng cấp lại bắt nguồn tự sự lỗi thời của một văn bản quy định về thi xét tuyển, xét nâng ngạch công chức, viên chức ban hành đã 26 năm nay, bắt nguồn từ việc làm máy móc, không phản biện của cơ quan, người thực thi.
Bởi vậy yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần xóa bỏ tư tưởng nhận thức sai lệch về mặt bằng cấp. Lấy bằng cấp làm thước đo năng lực cán bộ, xóa bỏ cái gì đã lỗi thời cũng kỹ lạc hậu, lấy chất lượng phục vụ, chất lượng thực hành để đánh giá năng lực chứ không phải là bằng cấp, chứng chỉ không thực chất.
Khi cái giả của bằng cấp, chứng chỉ được dẹp bỏ, tất yếu những cái giả khác, chuỗi tiêu cực do tác động phản ứng dây chuyên từ sự giả dối, thiếu trung thực trong công tác cán bộ sẽ không còn điều kiện để nảy sinh, phát triển.
Dư luận mong mỏi rằng lời cam kết sẽ thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch công chức theo đúng quy định thực chất, không thêm bất cứ một hồ sơ, thủ tục nào của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trước Quốc hội và cử tri cả nước là thành ý, là hiện thực để công chức, viên chức không bị khổ, bị hành do văn bản chứng chỉ vô lý như hàng chục năm qua.
Diệu Hương