+
Aa
-
like
comment

Biểu tình, bạo động kinh hoàng tại Ecuador

Bảo Trâm - 24/06/2022 12:25

Suốt một tuần liên tiếp, hàng trăm cuộc biểu tình, bạo động đã xảy ra  trên 24 tỉnh thành của Ecuador nhằm đòi giảm giá nhiên liệu ngày thứ 6 liên tiếp bất chấp lệnh tình trạng khẩn cấp của chính phủ, theo Guardian.

Biểu tình lan rộng trên khắp Ecuador

Theo Guardian, từ ngày 17/6/2022, Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại 3 tỉnh và thành phố, trong đó có cả thủ đô Quito, nhằm đối phó với làn sóng biểu tình của cộng đồng thổ dân yêu cầu Chính phủ phải giảm giá nhiên liệu.

Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, ông Lasso cho biết đã buộc phải đưa ra quyết định này, sau khi kêu gọi đối thoại nhưng câu trả lời mà ông nhận được chỉ là những hành động bạo lực. Các tỉnh phải ban bố tình trạng khẩn cấp bao gồm Pichincha và Imbabura ở phía Bắc và Cotopaxi ở miền Trung.

Bất chấp lệnh ban bố khẩn cấp, hàng trăm nghỉn người dân vẫn xuống đường

Tuy nhiên, những người biểu tình vẫn tiếp tục tuần hành tại phần lớn các địa phương trong số 24 tỉnh của Ecuador, bao gồm cả 3 khu vực mà Tổng thống Guillermo Lasso đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

Những người biểu tình cũng hối thúc Quốc hội can thiệp để chấm dứt tình trạng khẩn cấp.

Cuộc bạo động khiến 18 cảnh sát đã mất tích, 6 người bị thương và 3 người bị bắt làm con tin.

Sự việc trầm trọng đến mức các nhóm biểu tình đã bao vây và phóng hỏa đồn cảnh sát với nhiều nhân viên công vụ đang cố thủ bên trong, 18 cảnh sát đã mất tích, 6 người bị thương và 3 người bị bắt làm con tin.

Cảnh sát chống bạo động giải tán một chốt chặn của người biểu tình tại cao tốc nối sân bay Quito. (Ảnh: AFP)

Các đối tượng gây bạo loạn cũng đập phá và cướp tài sản tại một số cơ sở công cộng khác như Ngân hàng Guayaquil và văn phòng Hội Chữ Thập đỏ.

Đây là ngày thứ 10 liên tiếp các cuộc biểu tình của người thổ dân và nông dân diễn ra tại các thành phố lớn trên cả nước Ecuador, bao gồm cả thủ đô Quito, để yêu cầu Chính phủ của Tổng thống Guillermo Lasso phải áp dụng mức giá phù hợp hơn đối với lương thực và các mặt hàng cơ bản khác.

Được biết, Ecuador đang đối mặt với tình trạng lạm phát, thất nghiệp và nghèo đói gia tăng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Giá nhiên liệu đã tăng mạnh kể từ năm 2020, khi giá dầu diesel gần như tăng gấp đôi từ mức 1 USD lên 1,9 USD, trong khi giá xăng tăng từ 1,75 USD lên 2,55 USD.

Cộng đồng thổ dân chiếm 1 triệu người trong tổng dân số 17,7 triệu người của Ecuador.

Trong những ngày qua, Liên đoàn các dân tộc bản địa (Conaie) đã phát động những cuộc biểu tình lớn, chặn các đường cao tốc và lối vào thủ đô Quito, gây ra các cuộc đụng độ với lực lượng cảnh sát.

Biểu tình nhanh chóng biến thành bạo động

Vì muốn “hạ nhiệt” các hoạt động biểu tình, Chính phủ Ecuador đã quyết định sẽ trợ cấp 50% giá urê cho các nhà sản xuất vừa và nhỏ, đồng thời ra lệnh xóa các khoản vay đã quá hạn với giá trị lên tới 3.000 USD do ngân hàng nhà nước cấp để phát triển sản xuất.

Tuy nhiên, Conaie khẳng định sẽ tiếp tục chặn đường phố cho đến khi chính phủ đáp ứng 10 yêu cầu, trong đó có kiểm soát giá thực phẩm và đàm phán lại về các khoản vay cá nhân của 4 triệu hộ gia đình.

Bảo Trâm (Theo Guardian, CNN…)

Bài mới
Đọc nhiều