Sự “bẽ mặt” của HRW
Nhân việc tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga lựa chọn đến thăm Việt Nam trong chuyến công du đầu tiên, ngày 16/10/2020, Human Rights Watch (HRW) đã gửi “thư” cho ông Yoshihde Suga, “kêu gọi” tân thủ tướng Nhật quan tâm “… về tình trạng vi phạm các quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam, trong đó có quyền tự do biểu đạt, hội họp ôn hòa và tự do đi lại”(!) “Thư kêu gọi” này được một số tờ báo điện tử nước ngoài có trang Tiếng Việt (BBC, RFA, VOA,…) và một số trang mạng phi pháp nhanh nhảu đưa tin trước khi tân Thủ tướng Nhật Bản ra sân bay thực hiện chuyến công du nói trên (ngày 18/10/2020). Đặc biệt, để thêm phần “sức nặng” cho lời “kêu gọi”, Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của HRW đã tổ chức cái gọi là họp báo và tuyên bố “Nhật Bản cần,… gây sức ép với… (Việt Nam) nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền”.
Cần khẳng định rằng, lời “kêu gọi” của HRW và phát biểu của Phil Robertson có mục đích rất xấu, nhằm phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, đi ngược lại lợi ích của nhân dân hai nước. Đồng thời, không chỉ là một sự xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền tại Việt Nam, mà còn hết sức lạc lõng.
Trả lời báo chí Việt Nam, ông Yoshida Tomoyuki, Trợ lý Ngoại trưởng Nhật, người phát ngôn của Thủ tướng Nhật, ngày 19/10/2020, nói rằng “Việt Nam đang chủ động dẫn dắt thảo luận về hoà bình và an ninh khu vực trong ASEAN, với tư cách Chủ tịch Hiệp hội. Việt Nam đang khá thành công trong việc này bất chấp ảnh hưởng của Covid-19. Việt Nam cũng chia sẻ nhận thức chung với Nhật Bản về tự do hàng hải, tôn trọng luật lệ, tự do thương mại trong khu vực Ấn Độ Dương mở và tự do. Đó là những lý do Thủ tướng Suga chọn Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du đầu tiên”, Nhiều nhà bình luận quốc tế nổi tiếng đã bình luận, đại ý rằng: Thủ tướng Nhật Bản lựa chọn Việt Nam làm nơi “gửi thông điệp ra thế giới” là một quyết định hết sức sáng suốt. Chuyến thăm này không chỉ khẳng định vị thế Việt Nam, củng cố mối quan hệ Nhật Bản – Việt Nam, mà còn với cả ASEAN. Trước lúc lên máy bay tới Hà Nội, tân thủ tướng Nhật Bản đã khẳng định: “Các nước ASEAN là đối tác cực kỳ quan trọng của Nhật Bản…”. Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, sáng 19/10/2020, Ông khẳng định: coi trọng quan hệ với Việt Nam, thể hiện qua việc chọn đây là nước đi thăm đầu tiên sau khi nhậm chức và phát biểu về chính sách với ASEAN, Việt Nam của Nhật Bản. Còn tại buổi gặp đến chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Ông đã bày tỏ “khâm phục việc Việt Nam đã khống chế thành công đại dịch Covid-19” và khẳng định “Nhật Bản coi trọng vị trí của Việt Nam trong khu vực, luôn ủng hộ sự phát triển của Việt Nam”. Chuyến thăm của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga tới Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Mục đích của HRW đã thất bại.
Thực tế cho thấy, Đại dịch Covid-19 đã giáng đòn mạnh lên kinh tế toàn cầu năm nay, đẩy hàng loạt quốc gia vào suy thoái do mọi hoạt động bị đình trệ, từ Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản đến Australia,… Nhưng, Việt Nam là một trong số ít nước được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo có thể tăng trưởng dương với GDP cuối năm đạt hơn 340 tỷ USD, vượt Singapore; GDP bình quân đầu người tăng từ 3.416 USD năm ngoái lên gần 3.500 USD năm nay, v.v. Điều quan trọng là, IMF và nhiều tổ chức tài chính, kinh tế lớn trên thế giới đã chỉ ra được nguyên nhân cơ bản của sự vững vàng của nền kinh tế Việt Nam là: Nhà nước Việt Nam đã có những quyết sách đúng đắn, sáng tạo trong ngăn chặn, đẩy lùi và hạn chế thấp nhất sự tác động tiêu cực của Đại dịch Covid-19, ổn định, phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chăm lo quyền con người, quyền công dân, củng cố quốc phòng – an ninh. Thành công của Việt Nam đã truyền cảm hứng cho các nước trong khu vực ASEAN và thế giới. Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới, các quốc gia, như Anh, Pháp, Mỹ,… đều ca ngợi và coi Việt Nam là một biểu tượng cần học tập. Một đất nước như vậy, liệu có tình hình vi phạm nhân quyền như HRW tuyên bố không? Không hoàn toàn không. Đó là thực tế không thể bác bỏ.
Nhân dây cũng nói thêm rằng, HRW là một tổ chức luôn rêu rao là đi bảo vệ nhân quyền, nhưng chuyên có những hành động ngược lại. Những tổ chức, cá nhân ở Việt Nam được HRW bảo vệ, o bế đều là những tổ chức, cá nhân phản động, khủng bố, chuyên vi phạm pháp luật, vi phạm quyền con người, quyền công dân. Hành động của HRW là đi ngược lại với những công ước quốc tế về quyền con người, thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam. Những cái gọi là “tuyên bố”, “kêu gọi” quốc tế “quan ngại” đến tình hình nhân quyền Việt Nam thực chất là xuyên tạc, bôi nhọ tình hình nhân quyền Việt Nam. Đó chỉ là tiếng nói lạc lõng, chẳng được ai quan tâm. Thật bẽ mặt cho HRW.
Minh Quân
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả