+
Aa
-
like
comment

Báo chí quốc tế nói gì về hiện đại hóa quân sự Việt Nam?

22/05/2020 08:00

Chi tiêu quốc phòng của Việt Nam trong năm 2018 là 5,5 tỷ USD, lớn thứ tư ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore, Indonesia và Thái Lan. Theo dự đoán đến năm 2020, ngân sách quốc phòng của Việt Nam sẽ vượt mức 6 tỷ USD.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất khu vực Đông Nam Á kể từ giữa thập niên 2000, tạo cơ sở thuận lợi cho những nỗ lực nhằm thay đổi về chất sức mạnh quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại lễ công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019.
Ngân sách quốc phòng Việt Nam đã tăng gấp 4 lần: Từ 1,3 tỷ USD năm 2006, lên 4,6 tỷ USD năm 2015. Quyết tâm hiện đại hóa quân đội của Việt Nam, còn xuất phát từ mối đe dọa xâm phạm chủ quyển của Việt Nam trên biển Đông, khiến cho Việt Nam phải tăng cường khả năng phòng thủ và tiến công để bảo vệ lợi ích trên biển. Ảnh: Các đại biểu dự lễ công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019.

 

Số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam trong năm 2018 là 5,5 tỷ USD, lớn thứ tư ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore, Indonesia và Thái Lan. Theo dự đoán đến năm 2020, ngân sách quốc phòng của Việt Nam sẽ vượt mức 6 tỷ USD.

 

Trong các lực lượng được ưu tiên hiện đại hóa, lực lượng không quân và hải quân được ưu tiên tập trung đầu tư. Tuy vẫn tiếp tục sử dụng một số lượng lớn máy bay chiến đấu cũ từ thời Liên Xô, có trong trang bị từ cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, nhưng Không quân Việt Nam đang từng bước thay thế bằng các loại máy bay chiến đấu hiện đại.

 

Giai đoạn từ năm 2003-2013, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đặt mua một số máy bay tiêm kích đa năng Sukhoi SU-30MK2 Flanker-F với khoảng 36 chiếc và đã hoàn thành chuyển giao vào cuối năm 2016.

 

Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam một số lượng nhỏ tiêm kích Su-27 và Su-22 Fitter đang dần hết niên hạn hoạt động. Việt Nam được cho là đang cân nhắc ký thêm các hợp đổng mua máy bay chiến đấu đa năng MiG-35 hoặc Su-35 từ Nga.
Năm 2014, lực lượng không quân Việt Nam đã tiếp nhận 3 máy bay vận tải hạng trung Airbus C295, nên đã gia tăng đáng kể năng lực vận tải hàng không cho quân đội. Tuy nhiên, phi đội máy bay vận tải chiến thuật của lực lượng không quân Việt Nam có máy bay An-2 và An-26 đã cũ, nên rất cần thay thế.
Việt Nam được cho là cũng quan tâm đến việc mở rộng phi đội trực thăng lưỡng dụng của mình. Hiện tại, lực lượng không quân Việt Nam vẫn đang duy trì máy bay Mi-8, Mi-17, Ka-32T. Bộ Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ mua thêm máy bay mới để thay thế cho các phương tiện đã cũ nhưng vẫn chưa tiết lộ thời gian cụ thể.
Theo Giám đốc điều hành của Công ty Trực thăng Nga, ông Andre Boginsky, hơn 80 trực thăng do Nga sản xuất đã được chuyển giao cho Việt Nam, với phần lớn trong số đó là trực thăng quân sự.
Hải quân Việt Nam đã ký nhiều hợp đồng mua các phương tiện chiến đấu hiện đại, gồm cả tàu mặt nước và tàu ngầm. Trong đó, có 4 tàu hộ vệ tên lửa 2.100 tấn lớp Gepard do Cục Thiết kế – Đóng tàu Zelenodolsk (Nga) phát triển và đã nhập biên vào Hải quân Việt Nam.
Tháng 12/2009, Việt Nam ký một thỏa thuận mua 6 tàu ngầm điện – diesel (SSK) lớp Kilo cải tiến trị giá xấp xỉ 2,1 tỷ USD. Với lượng choán nước 2.350 tấn khi nổi và 4.000 tấn khi lặn, các tàu ngầm này có thể đạt tốc độ tối đa dưới nước 37 km/h và có tầm hoạt động lên tới 13.890 km.
Tính đến tháng 2/2017, tất cả 6 tàu ngầm của Việt Nam, bao gồm tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm Thành phố Hồ Chí Minh, tàu ngầm Hải Phòng, tàu ngầm Khánh Hòa, tàu ngẩm Đà Nẵng và tàu ngầm Bà Rịa – Vũng Tàu đã được đưa vào hoạt động.
Cùng với ưu tiên phát triển lực lượng không quân và hải quân, lực lượng lục quân cũng được quan tâm đầu tư từng bước. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận đẩy đủ 64 xe tăng chiến đấu chủ lựcT-90S, T-90SK từ Công ty Ural Vagon Zavod (UVZ) của Nga.
Trong hợp đồng mua 64 xe tăng T-90 của Nga, bên cạnh biến thể T-90S, Việt Nam cũng mua một số lượng không được tiết lộ các xe tăng chỉ huy T-90SK. Biến thể này được trang bị hệ thống thông tin tiên tiến, phát triển từ hệ thống vô tuyến tần số cao R-168-100KBE, có khả năng hỗ trợ liên lạc mã hóa ở phạm vi lên tới 70 km khi xe tĩnh tại.
Quân đội Việt Nam cũng đang nâng cấp một số xe tăng T-54, T-55 hiện chiếm số lượng lớn, để đạt phiên bản tiêu chuẩn T-54M3. Tuy phiên bản nâng cấp vẫn giữ lại pháo 100 mm D-10T2S nhưng hỏa lực của xe đã được tâng cường với súng cối 60 mm được lắp ở bên trái tháp pháo.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang thay thế lượng lớn súng trường tấn công Kalashnikov AK-47 cỡ nòng 7,62 mm cổ điển của Liên Xô bằng súng trường tấn công hiện đại Galil 31/32 ACE do Israel VVeapon Industries (IWI) phát triển.
Theo dự báo, với quân số của lực lượng lục quân khoảng trên 250.000 người, phải mất vài năm trang bị thử nghiệm thì Galil ACE 31/32 mới thay thế hoàn toàn cho súng trường cũ hơn.
Nhà máy Z111 cũng đã bắt đầu sản xuất súng trường bắn tỉa hạng nặng OSV-96 12,7 mm do Cục Thiết kế công cụ (KBP) của Nga chế tạo, vũ khí có thể tấn công và tiêu diệt các xe bọc thép hạng nhẹ ở cự ly tới 1.800 m. KBP đã chuyển giao các công nghệ thiết kế và trang bị cần thiết cho nhà máy Z111 để sản xuất theo cấp phép. Ảnh: Súng trường bắn tỉa OSV-96 do Việt Nam sản xuất. Nguồn ảnh Quân đội nhân dân.
Mặc dù được trang bị nhiều vũ khí mới, hiện đại nhưng vẫn có những lo ngại về khả năng tích hợp hiệu quả giữa chúng lại với nhau, nhằm tăng cường sức mạnh cho các lực lượng. Lý do lo ngại là, các lực lượng của Việt Nam, còn thiếu kinh nghiệm trong sử dụng những vũ khí mới, hiện đại.

Tiến Minh/KT

Bài mới
Đọc nhiều