+
Aa
-
like
comment

Ba tiến trình quan trọng khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm Mỹ vào tháng 10

Đặng Trường - 30/08/2019 11:27

Giáo sư Carl Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Úc đã nêu ra ba tiến trình trong quan hệ Việt – Mỹ nếu như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm và hội đàm gặp Tổng thống Donald Trump ở Washington D.C. vào tháng 10 tới đây.

trongtrump
Tổng thống Trump đã gửi lời mời thăm chính thức Hoa Kỳ đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2.

Căng thẳng trên biển Đông do tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 xâm phạm vùng biển nước ta, cụ thể là gần khu vực bãi Tư Chính có thể là một trong những nguyên nhân tạo nền cho chuyến thăm cấp cao này trong thời gian tới. Gần đây, cũng có nhiều thông tin bên lề cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ sang Washington để họp mặt với ông Donald Trump.

Giáo sư Carl Thayer đánh giá: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người khá kín tiếng trên truyền thông, dù báo chí liên tục đưa tin ông đã làm chủ tọa các cuộc họp của Bộ Chính trị, phát biểu trước Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 5. Trong tuần qua, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã đón tiếp Thủ tướng Malaysia Mahathir và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Bounnhang Volachith. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cả hai bên Việt-Mỹ đều chưa hề có thông tin chính thức về một chuyến đi.

Xin nhắc lại, tại cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 vào ngày 27/02, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ. Theo Giáo sư Carl Thayer nhận định thì hiện có ba tiến trình cho quan hệ Mỹ – Việt:

Một là, hai nhà lãnh đạo đồng ý mở rộng quan hệ đối tác toàn diện ký từ 2013.

Hai là, công bố đàm phán để nâng quan hệ song phương lên mức quan hệ đối tác chiến lược.

Ba là, đồng ý ký một tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược.

Cả 3 tiến trình đó đều sẽ là dấu hiệu Việt Nam tiến tới thời điểm cải thiện quan hệ với Mỹ. Thương mại, đầu tư và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ có nghị trình cao trong thảo luận, nhất là khi Việt Nam đang có giá trị xuất nhập khẩu ngày càng cao với Mỹ.

Cuối cùng thì các vấn đề di sản cuộc chiến, như tẩy rửa chất dioxin gây độc cho vùng cạnh sân bay Biên Hòa cũng sẽ được bàn đến. Cánh Cò được biết mới đây, Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink cũng đã đến viếng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ở Quảng Trị, sau đó đứng chuyện trò ngay chính giữa vạch ngăn đôi của cây cầu Hiền Lương lịch sử. Đây là một chuyến thăm đặc biệt, là một hành động rất có ý nghĩa, nó mang thông điệp khép lại quá khứ, tôn trọng sự thật và hướng tới tương lai hợp tác khắc phục hậu quả sau chiến tranh và phát triển đất nước.

Đặng Trường 

Bài mới
Đọc nhiều