Arab News: Điểm yếu ít, điểm mạnh nhiều là trọng tâm giúp Việt Nam thành công
Trang Arab News vừa có bài viết phân tích ưu, nhược điểm của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2020. Từ đó rút ra được lời giải đáp vì sao giữa khủng hoảng mà Việt Nam lại là quốc gia gần như duy nhất trên thế giới đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Theo Arab News, cho đến nay, thành công của Việt Nam trong việc kiềm chế Covid-19, trong khi các nước láng giềng Đông Nam Á đang gặp khó khăn, đang giúp Việt Nam vượt lên dẫn trước về tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn.
Sức mạnh và thành công của Việt Nam được xây dựng dựa trên nền tảng của hai hiệp định thương mại tự do được ký kết vào năm 2020, cũng vượt xa các quốc gia láng giềng trong việc thu hút các nhà sản xuất chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Xử lý tốt đại dịch, thu hút FDI thành công, giữ mức xuất siêu mặc khủng hoảng đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia hiếm hoi trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng dương, thậm chí GDP Việt Nam 2020 ở mức 2.91% còn cao hơn cả Trung Quốc, theo Arab News.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Việc quản lý thành công đại dịch cho đến nay đã giúp Việt Nam chiếm được thị phần lớn hơn trong thương mại toàn cầu và FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) trong năm 2020”.
Tại WHA Group, một công ty hậu cần của Thái Lan đã mở rộng kinh doanh bất động sản công nghiệp sang Việt Nam, chủ tịch Jareeporn Jarukornsakul cho biết các nhà đầu tư muốn chuyển hoạt động sang Thái Lan từ Trung Quốc đã không thể thực hiện được vì Covid-19 đã lây lan ở Thái Lan. Trong khi đó Việt Nam lại luôn đảm bảo an tòan về mọi mặt.
Chủ tịch Jareeporn Jarukornsakul cho biết thêm ưu điểm khiến Việt Nam trở thành điểm đến toàn cầu là vì: “Chi phí ở Việt Nam rẻ và chính phủ của họ rất nhanh chóng trong việc đầu tư, cho phép các tỉnh ban hành các quy định và ưu đãi đầu tư của riêng họ.”
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm, ngay cả khi đất nước vẫn giữ được năng lực trong việc xử lý đại dịch: “Việt Nam đang thiếu lao động có kỹ năng cao, bộ máy hành chính cũ cần số hóa và phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu than gây ô nhiễm đến nhiên liệu phát triển.”
Tuy nhiên, những mặt tích cực đang chảy qua nền kinh tế hiện đã khiến các nhà tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có thể huy động được số tiền đáng kể, theo Arab News.
Đầu tháng 2/2021, Mekong Capital có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết họ đã huy động được 246 triệu USD cho quỹ lớn nhất từ trước đến nay – nhiều hơn gần 25% so với mục tiêu ban đầu là 200 triệu USD.
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch công ty quản lý tài sản Việt Nam Dragon Capital cho biết sự kết hợp giữa các giao dịch thương mại của đất nước và sự ổn định chính trị đã tạo cơ sở cho các nhà đầu tư rót vốn nhiều hơn.
Ông Scriven cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên trước sự hấp dẫn của thị trường đổ về Việt Nam”.
Sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng được thúc đẩy bởi hai hiệp định thương mại tự do được ký kết vào năm ngoái: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), khối thương mại lớn nhất thế giới, và một thỏa thuận với Anh dựa trên Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Hơn nữa, Việt Nam cũng có các thỏa thuận thương mại song phương với cả Hàn Quốc và Nhật Bản, những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện tại và là một bên ký kết Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện gồm 11 nước (CPTPP).
Việc thúc đẩy thỏa thuận thương mại đã mang lại cho Việt Nam lợi thế so với một số đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Đặc biệt, EVFTA đã “đưa Việt Nam lên bản đồ thế giới rõ ràng hơn bao giờ hết”, Sven Schneider, Giám đốc điều hành phòng Thương mại EU-Malaysia cho biết.
WHA Group’s Jareeporn cũng cho biết EVFTA đã mang lại cho Việt Nam một lợi thế chưa từng có trước đó: “Nếu một ngành cần lao động giá rẻ, thì ngành đó chắc chắn sẽ tìm đến Việt Nam.
Sau khi chỉ ra hàng loạt ưu điểm, nhược điểm thì Arab News đã đưa ra nhận định rằng: “Việt Nam rõ ràng đã giành được vị trí là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á.”
Bảo Trâm (Lược dịch theo Arab News)