+
Aa
-
like
comment

Ấn độ vượt Trung Quốc trong cuộc đua giảm vị thế đồng USD

Huy Hoàng - 23/07/2023 20:00

Thay vì ủng hộ thành lập một đồng tiền chung cho khối BRICS, Ấn Độ vừa qua khẳng định sẽ chỉ dùng đồng tiền quốc gia (đồng Rupee) trong giao dịch quốc tế để giảm phụ thuộc USD. Ấn Độ đang tỏ ra vượt trội hơn so với Trung Quốc trong việc giảm phụ thuộc vào đồng USD như thế nào? Và quan trọng hơn kinh tế Ấn – Việt có thương mại sâu sắc, việc New Delhi dùng đồng Rupee thanh toán liệu sẽ tác động ra sao đến kinh tế song phương giữa hai quốc gia?

Ấn độ vượt Trung Quốc trong cuộc đua giảm vị thế đồng USD

Khép lại nửa đầu năm 2023, hai nền kinh tế hàng đầu châu Á đã có hướng đi trái ngược nhau. Trong khi Trung Quốc phát đi nhiều tín hiệu thất vọng và đứng trước bờ vực suy thoái vì giảm phát, thì ngược lại, GDP quý I-2023 của Ấn Độ đã tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa dự báo 5% của hãng tin Reuters. Dự kiến, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm nay sẽ đạt 7,2%.

Với kết quả ấn tượng trên, Ấn Độ hiện đang là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất và đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể ngay cả khi đối mặt với những cơn gió ngược chưa từng có. Nền kinh tế đủ mạnh đã giúp Ấn Độ mở đường gia tăng sức ảnh hưởng của đồng nội tệ qua đó giảm phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.

Theo Bloomberg, đưa tin từ một quan chức cấp cao của chính phủ Ấn Độ hôm 18/7 cho biết Ấn Độ và Indonesia đang lên kế hoạch để giải quyết các giao dịch song phương bằng đồng nội tệ và liên kết hệ thống thanh toán nhanh giữa hai nước để thúc đẩy hoạt động chuyển tiền xuyên biên giới. Trước Indonesia, Ấn Độ cũng đã ký các thỏa thuận tương tự với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào cuối tuần qua. Thỏa thuận này sẽ giúp thúc đẩy các giao dịch được thực hiện bằng đồng rupee và dirham.

Ấn Độ cho biết sẽ chỉ tập trung vào việc củng cố đồng tiền quốc gia (đồng Rupee) và làm cho đồng Rupee mạnh hơn

Việc thanh toán nội tệ với nhau sẽ giúp Ấn Độ và các đối tác giảm được sự phụ thuộc vào USD, từ đó giảm được tác động mỗi khi nền kinh tế Mỹ xuất khẩu lạm phát.

Cùng với hoạt động trên, điều bất ngờ là Ấn Độ cũng xin rút lui khỏi việc tạo ra đồng tiền mới cho khối BRICS. Bất chấp Brazil, Nga, Trung Quốc và Nam Phi đều ủng hộ cho quyết định này. Ấn Độ cho biết sẽ chỉ tập trung vào việc củng cố đồng tiền quốc gia (đồng Rupee) và làm cho đồng Rupee mạnh hơn. Những động thái đó cho thấy Ấn Độ đang tỏ ra vượt trội hơn Trung Quốc trong việc giảm phụ thuộc vào USD.

Có thể thấy, sức mạnh kinh tế đã mang đến cho New Delhi lợi thế trên bàn đàm phán. Và thứ làm nên điều này đến từ chính sách ngoại giao cân bằng với cả hai phía. Theo đó, Ấn Độ đã xây dựng được quan hệ tốt với Mỹ và châu Âu với các thỏa thuận thương mại và quân sự trị giá hàng tỷ USD. Nhưng cùng với đó họ vẫn đóng vai trò then chốt trong khối BRICS. Năm 2023, nhược điểm trong chính sách ngoại giao của các nước lớn đã lộ rõ. Khi xung đột Mỹ – Trung đã khiến kinh tế Trung Quốc rơi vào đình trệ, làn sóng doanh nghiệp nước ngoài tháo chạy, mất vị thế là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ, … trái ngược với tình hình đó, thì Ấn Độ là quốc gia duy nhất trong khối BRICS đạt được thành tích tốt về GDP.

Ấn Độ là quốc gia duy nhất trong khối BRICS đạt được thành tích tốt về GDP

Tiềm năng hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam

Vẫn còn quá sớm để thấy được sự hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực này. Thế nhưng Ấn Độ được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, vượt qua cả Nhật Bản và Hàn Quốc, còn Việt Nam cũng là nền kinh tế nổi bật tại ASEAN. Do đó việc trao đổi hàng hóa và dùng đồng nội tệ của nhau có thể trở thành điều cần thiết trong tương lai, nhất là khi quan hệ thương mại Ấn Việt ngày càng có chiều sâu và tiến trình phi đô la hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến Lễ trao các thoả thuận hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Ấn Độ.

Lợi ích khi dùng đồng nội tệ là rất nhiều và mới mẻ, trong đó điển hình là các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ không phải đối mặt với tình trạng căng thẳng ngoại tệ quá lớn như với đồng USD. Chính sách tiền tệ giữa các nước cũng sẽ có sự phối hợp và gắn kết với nhau hơn. Ngoài ra khi đồng nội tệ Việt Nam được các nền kinh tế lớn như Ấn Độ sử dụng, nó sẽ giúp VND nâng cao vị thế, từ đó chi phí vay giữa đồng nội tệ và ngoại tệ sẽ được rút ngắn khoảng cách.

Tuy nhiên, để bước chân vào sân chơi này, Việt Nam cần phải nhanh chóng vươn lên thành một nền kinh tế mạnh, ổn định từ đó mới tạo cơ sở cho các nước tin tưởng dùng đồng tiền Việt Nam trong giao dịch. Lý do hiện nay Ấn Độ tìm tới Indonesia mà không phải bất kỳ quốc gia ASEAN nào khác, đó là vì nền kinh tế Indonesia cũng đang dần nổi lên như một hiện tượng và cũng đang được kỳ vọng nền kinh tế Đông Nam Á này có thể bắt kịp Trung Quốc và Ấn Độ để trở thành một “thế lực kinh tế mới” trong 5 năm tới.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều