Xung đột ở Ukraine đang đẩy Mỹ vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga?
Theo báo cáo của Viện toàn cầu McKinsey, châu Á đã thống trị thị trường công nghệ toàn cầu trong thập kỷ qua. Khu vực này chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng doanh thu của các công ty công nghệ toàn cầu.
Khu vực châu Á có những đóng góp đáng kể cho các chỉ số tăng trưởng chính của toàn cầu, bao gồm: tài trợ khởi nghiệp (chiếm 43% toàn cầu), chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển R&D (chiếm 51%), và nộp bằng sáng chế (chiếm 87%).
Theo trang tin tài chính Insider Monkey, châu Á đã khơi dậy một cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, tạo ra cơ hội cải thiện cuộc sống cho người dân.
Châu Á còn là trung tâm thu hút nhân tài về khoa học và công nghệ. Chẳng hạn, từ năm 2016-2018, chỉ riêng Ấn Độ đã đào tạo ra 75% số sinh viên tốt nghiệp ngành STEM – bao gồm Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Mathematic (toán học) – của thế giới.
Với các giải pháp công nghệ tiên tiến, châu Á nổi lên dẫn đầu về công nghệ năng lượng tái tạo toàn cầu (năng lượng từ ánh sáng Mặt trời, mưa, gió, thủy triều…) với công suất lắp đặt 45%, vượt qua châu Âu và Mỹ vào năm 2020.
Châu lục này dự kiến chiếm 56% thị phần vào năm 2040, nhờ vào hoạt động R&D và cơ sở hạ tầng – mở đường đầu tư cho các giải pháp công nghệ.
Để thiết lập danh sách 15 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến bộ nhất (most advanced) ở châu Á, trang tin tài chính Insider Monkey đã sử dụng chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) và chỉ tiêu R&D dưới dạng phần trăm GDP.
GII xếp hạng các quốc gia, lãnh thổ dựa trên tiềm năng và năng lực đổi mới của họ. GII cũng đánh giá bối cảnh đổi mới của các quốc gia, việc áp dụng công nghệ và khía cạnh kinh tế xã hội của sự phát triển.
Trong 15 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, Israel đứng đầu, kế tiếp Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Việt Nam xếp hạng 15.
Bích Vân