+
Aa
-
like
comment

Xuất hiện nghi vấn máy bay Ukraine bị bắn hạ ở Tehran khiến 170 công dân Iran chết

Thành Nhân - 08/01/2020 14:43

Một chiếc máy bay Boeing 737 thuộc hãng hàng không Ukraine International chở 170 người đã bị rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay Imam Khomeini ở Iran. Nguyên nhân vụ tai nạn ban đầu được xác định là do lỗi kỹ thuật nhưng vẫn có nhiều nghi vấn khác. 

Video hãng tin Sputnik chia sẻ video được cho là những hình ảnh đầu tiên được ghi lại từ vụ tai nạn máy bay chở 180 người ở gần sân bay Tehran:

Đoạn video của phóng viên BBC Ali Hashem đăng tải trên mạng xã hội Twitter quay cảnh chiếc Boeing 737-800 bốc cháy trên bầu trời trước khi bị rơi trong một vụ nổ lớn, làm dấy lên suy đoán máy bay bị bắn hạ.

Lực lượng cứu hộ tại hiện trường

Chuyến bay PS752 của hãng hàng không quốc tế Ukraine (UIA) chở 176 người gặp nạn sáng 8-1 khi đang trên hành trình tới Kiev. Chiếc Boeing 737-800 rơi xuống quanh khu vực Parand, cách thủ đô Tehran – Iran khoảng 60 km về phía Tây Nam.

Chiếc Boeing 737-800 bốc cháy trên bầu trời trước khi bị rơi trong một vụ nổ lớn. Ảnh: Daily Mail

Theo RT, một chiếc máy bay chở 170 người, gồm cả hành khách và thành viên phi hành đoàn, đã bị rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay Imam Khomeini, Iran, vào khoảng 6 giờ sáng ngày 8/1 (giờ địa phương). Chiếc phi cơ gặp nạn khi đang trên hành trình từ thủ đô Tehran (Iran) đến Kiev (Ukraine).

Mảnh vỡ máy bay. Ảnh: AP

Nguyên nhân vụ máy bay rơi ban đầu được xác định là do lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, dữ liệu chuyến bay cho thấy chiếc Boeing 737-800 biến mất sau khi đạt độ cao 2,4 km. Đoạn video của phóng viên BBC Ali Hashem đăng tải trên mạng xã hội Twitter quay cảnh máy bay bốc cháy trên bầu trời trước khi bị rơi trong một vụ nổ lớn, làm dấy lên suy đoán nó bị bắn hạ.

Trang Al Hadath của Jordan bất ngờ đưa ra giả thuyết, sự cố xảy ra với máy bay Boeing của hãng hàng không Ukraine nghi ngờ do tên lửa phòng không Iran bắn nhầm. Tuy nhiên, thông tin này chưa được các cơ quan có trách nhiệm liên quan xác thực.

Và cho đến giờ phút này đã có thông tin xác nhận toàn bộ 170 người trên máy bay đã chết bao gồm tổng số 168 hành khách và 9 nhân viên phi hành đoàn, phần lớn là công dân Iran. Lực lượng cứu hộ ban đầu nói rằng họ có thể cứu sống một vài người nhưng do đám cháy quá lớn nên đành bó tay.

May bay roi o Iran khien 170 nguoi chet: Loi ky thuat hay bi ban nham?
Hiện trường máy bay Boeing 737 chở 170 người gặp nạn ở ngoại ô Iran hôm nay. Ảnh: Twitter/ Yosef Yisrael.

Dữ liệu radar cho thấy chiếc máy bay bị rơi chỉ hai phút sau khi cất cánh. Hiện, cuộc điều tra về vụ tai nạn máy bay đang tiếp tục tiến hành.

Lực lượng cứu hộ tại hiện trường

Vụ tai nạn xảy ra chỉ vài giờ sau khi Quân đội Iran nã hàng loạt tên lửa đạn đạo nhằm vào các căn cứ Mỹ tại Iraq nhằm đáp trả vụ không kích trước đó của Washington nhằm vào sân bay ở Baghdad (Iraq) khiến tướng Iran Soleimani thiệt mạng hôm 3/1.

Sau vụ tấn công của Iran sáng 8/1, Mỹ thông báo cấm máy bay dân sự Mỹ hoạt động trong không phận của Iran, Iraq và các vùng biển ở Vùng Vịnh, Vịnh Oman. Ngoài ra, hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines đã yêu cầu chuyển hướng tất cả máy bay của hãng qua không phận Iran.

Lộ trình của chiếc Boeing 737 trước khi gặp nạn gần sân bay quốc tế ở Tehran hôm nay. Đồ họa: Flightradar24.

Theo luật quốc tế, Iran sẽ lãnh đạo cuộc điều tra về vụ việc này do tai nạn xảy ra trên đất Iran.

Tuy nhiên, chỉ vài nước mới có kinh nghiệm và cơ sở kỹ thuật để tiến hành một cuộc điều tra toàn diện, vì thế, Pháp, Mỹ hoặc một số quốc gia sẽ trợ giúp. Ví dụ, thiết bị ghi âm trên máy bay sẽ phải được tải về tại một văn phòng chuyên biệt và hiện chỉ có vài văn phòng như vậy tồn tại trên thế giới.

Các quy định quốc tế về điều tra thường cho phép quốc gia sản xuất ra máy bay đó tham gia vào cuộc điều tra. Việc tham gia này cho phép các nhà chế tạo máy bay đưa ra những hiểu biết về kỹ thuật. Tuy nhiên, do tình hình chính trị bất ổn giữa Iran và Mỹ nên khả năng Boeing và Ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ sẽ khó tham gia cuộc điều tra về tai nạn máy bay trên.

Tiêu Điểm

Bài mới
Đọc nhiều