+
Aa
-
like
comment

“Xử lý người làm sai để bảo vệ người làm đúng”

Phan Tâm - 07/12/2022 16:50

Trước nhiều ý kiến lo ngại về các tác động khi chính phủ mạnh tay xử lý các vi phạm liên quan thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ khẳng định dù có tác động tới tâm lý các thị trường nhưng xử lý sai phạm là “việc phải làm”. Đây là động thái thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc lành mạnh hóa các thị trường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đất đai là vấn đề rất phức tạp nhưng không làm không được và cần phải nghiên cứu một cách rất tổng thể.

Những biện pháp mạnh tay để lành mạnh hóa thị trường

Để lành mạnh hóa thị trường, thời gian vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng mạnh tay với các vi phạm trên thị trường chứng khoán, trái phiếu và bất động sản, sau đó là các cuộc điều tra.

Tháng 4/2022, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã bị bắt tạm giam khi có cuộc điều tra mở rộng và cáo buộc thao túng cổ phiếu tại tập đoàn phát triển bất động sản FLC. Tiếp đến là những doanh nghiệp “gạo cội” như Tân Hoàng Minh và mới đây là Vạn Thịnh Phát lần lượt bị gọi tên. Thị trường bất động sản, trái phiếu, ngân hàng rúng động và rơi vào những khó khăn liên tiếp.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã liên tục ban hành các quyết định xử phạt cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp có hành vi phạm trên thị trường chứng khoán. Cùng với đó, Chính phủ cũng nghiêm khắc yêu cầu, các doanh nghiệp thu hồi trái phiếu phát hành sai quy định.

Những động thái mạnh liên quan đến xử lý sai phạm các doanh nghiệp trên, dẫn đến tâm lý lo lắng và đua nhau rút tiền của các nhà đầu tư. Hoạt động phát hành trái phiếu sau Quý III giảm cả số đợt phát hành lẫn quy mô. Tháng 10 hoàn toàn vắng bóng 2 nhóm phát hành chủ lực là bất động sản và tổ chức tín dụng. Doanh nghiệp khó thanh khoản, phải bán tài sản để trả nợ trái phiếu chứ không để nhà đầu tư mất niềm tin.

Chủ tịch Vạn Thịnh Phát và Chủ tịch Tân Hoàng Minh đều bị bắt vì những sai phạm trong lĩnh vực bất động sản.

Hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc xử lý sai phạm là cần thiết. Tuy nhiên, điều này đã tác động lớn đến trường, khiến nhà đầu tư lo lắng, mất niềm tin. Chỉ là con sâu nhưng làm rầu cả nồi canh khiến thị trường lao đao, khó khăn.

Chính phủ giữ vững quan điểm cứng rắn xử lý phạm

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều người tỏ ra lo lắng, nếu chính sách quá mạnh tay sẽ ảnh hưởng tới tâm lý thị trường tài chính và có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng.

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ trước sau vẫn khẳng định, chấn chỉnh các thị trường này “không làm không được”, bởi cần xử lý người sai, bảo vệ người đúng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Trước đó, trong buổi tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ, Thủ tướng đã nhấn mạnh, “Xử lý người làm sai để bảo vệ người làm đúng!” Và nay, trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ về điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô cuối năm 2022 và đầu năm 2023 vào sáng 6/12, Thủ tướng tiếp tục khẳng định lại tinh thần đó và nhắc lại, dù có tác động tới tâm lý, hoạt động của các thị trường ở mức độ nhất định nhưng đây là “việc phải làm”.

Đây là tuyên bố cứng rắn của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nhưng hoàn toàn phù hợp với những diễn biến phức tạp hiện nay. Người sáng lập công ty tư vấn đầu tư và quản lý tài sản Vietnam Holdings, ông Phùng Trung Kiên, cũng đồng quan điểm: “Nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết thao túng cổ phiếu và phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể tiếp tục tác động tiêu cực đến tâm lý và dòng tiền trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, điều đó là tốt cho thị trường”.

Thực tế, trước khó khăn của thị trường, Chính phủ luôn chỉ đạo, điều hành đã bám sát, nắm bắt tình hình, có phản ứng chính sách, đưa ra các giải pháp phù hợp. Chính phủ đã thành lập 3 tổ công tác liên quan đến thanh khoản tín dụng, thị trường bất động sản và trái phiếu để nhanh chóng nắm bắt và có giải pháp kịp thời trước những diễn biến mới của trị trường.

Các các bộ, ngành cũng vào cuộc nhanh chóng, đồng loạt. Liên tiếp tổ chức các cuộc họp lắng nghe tình hình kiến nghị đề xuất của các doanh nghiệp liên quan, tập trung xử lý ổn định tình hình.

Mới đây, Chính phủ đã chủ đạo ngân hàng nhà nước nới room tín dụng 1-2 % để bơm vốn cho nền kinh tế đang khát. Chính phủ cũng đang chỉ đạo sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến trái phiếu, chứng khoán…

Chính phủ đã chủ đạo ngân hàng nhà nước nới room tín dụng 1-2 % để bơm vốn cho nền kinh tế đang khát. Chính phủ cũng đang chỉ đạo sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến trái phiếu, chứng khoán…

Nhờ những động thái tích cực trên thị tình hình đang ổn định trở lại, niềm tin của thị trường cũng đang được củng cố tăng lên. Tuy trước mắt thị trường tài chính sẽ vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” thì bước đầu đã định hình được những việc cần làm để cùng nhau giải quyết.

Về lâu dài việc xử lý sai phạm, thanh lọc thị trường là yêu cầu tất yếu giúp thị trường phát triển. Hoạt động này về bản chất sẽ mang lại lợi ích cho chính các nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Phan Tâm

Bài mới
Đọc nhiều