Xót xa với bệnh nhân Covid-19 hấp hối nhưng vẫn hỏi “ai trả tiền chi phí điều trị”
Suy hô hấp nặng, người đàn ông thều thào đứt quãng trước khi được đặt ống thở: “Ai sẽ trả những chi phí điều trị này?”. Đó có thể là lời cuối của bệnh nhân Covid-19
Là y tá gây mê chuyên nghiệp tại TP. New York (Mỹ), Derrick Smith, làm việc từng nhiều lần chứng kiến sự ra đi mãi mãi của các bệnh nhân. Nhưng thời điểm này, đại dịch Covid-19 đã đẩy anh tới một thực tế khác, đáng sợ hơn nhiều. Anh tiết lộ câu nói của một bệnh nhân đang hấp hối khi anh đặt máy thở: “Bệnh nhân này bị suy hô hấp nặng, nói chuyện khó khăn nhưng mối bận tâm của anh là ai sẽ trả tiền điều trị khi mà bản thân không còn nhiều cơ hội sống sót”. Và Smith tâm sự, anh ấy không bao giờ quên lời nói cuối cùng của người.
Bệnh nhân đang bị suy hô hấp nặng, gặp khó khăn khi nói nhưng mối quan tâm lớn nhất của ông ấy vẫn là là ai trả tiền cho quá trình kéo dài sự sống của mình. Với Smith, đây là câu chuyện đau lòng nhất mà anh chứng kiến trong 12 năm làm công việc gây mê và chăm sóc đặc biệt. Anh chia sẻ: “Tôi rất buồn và thật lòng có một chút sợ hãi. Điều này cho thấy chúng ta đã thất bại khi một ai đó phải lo lắng về tài chính khi họ đang đối mặt với những vấn đề lớn hơn liên quan tới sự sống và cái chết”.
Tất nhiên, Smith cũng không có câu trả lời cho nỗi bận tâm của bệnh nhân mà chỉ có các nhà chức trách Mỹ mà thôi. Tuy nhiên sự việc này một lần nữa khiến mọi người phải suy nghĩ lại về cách chi trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bên cạnh cách phản ứng với dịch bệnh Covid-19 của Mỹ.
Mỹ là quốc gia phát triển duy nhất không có dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Khoảng 28 triệu người Mỹ, tương đương 10,4% dân số, không có bảo hiểm y tế. “Trong các nước phát triển, chỉ có Mỹ phải lo lắng tới chuyện hàng chục triệu người không có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm y tế không chi trả đầy đủ trong dịch Covid-19”, Ken Levit, Phó giám đốc Kaiser, một tổ chức giải quyết các vấn đề về cộng đồng, cho hay.
Lo lắng về chi phí cao sẽ cản trở mọi người đi kiểm tra nếu bị ốm. Một số bang và hãng bảo hiểm có hỗ trợ cho xét nghiệm Covid-19 nhưng các bệnh nhân vẫn phải chi trả cho việc điều trị. Và đương nhiên, hầu hết trong số họ không thể trả nổi số tiền điều trị khổng lồ nếu nhiễm phải Covid-19. Đây là một trong những lý do mà Mỹ trở thành nước có số lượng ca nhiễm bệnh kinh hoàng như bây giờ.
Có lẽ nhiều người Mỹ bây giờ mới nhận ra rằng, nữ thần tự do không dành cho tất cả người dân nước Mỹ, điều mà cách đó 100 năm, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã nhìn nhận ra khi mới đặt chân đến NewYork: “Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”.
Nước Mỹ thì có thể trở nên đẹp hơn, văn minh hơn, nhưng bản chất xã hội có thay đổi hay không thì cần phải suy nghĩ lại. Phải chẳng vì quá hiểu nước Mỹ nên mới có khoảng 1.000 công dân và du học sinh Việt Nam tại Mỹ đăng ký về nước trong mùa dịch này?
Hạ Trắng (TH)