+
Aa
-
like
comment

Xót xa những em bé trong hầm trú bom Ukraine

Bích Vân - 03/03/2022 10:58

Cuộc đấu tranh với các thế lực phản động trong, và ngoài nước trên không gian mạng luôn có những khó khăn rất đặc thù. Đôi khi, để lôi được những kẻ giấu mặt đứng sau các fanpage, các tài khoản ảo chống phá nhà nước Việt Nam, cơ quan an ninh mạng đã tốn thời gian tính bằng năm để thu thập, xử lý chứng cứ.

Khởi tố Dương Tuấn Ngọc về tội tuyên truyền chống nhà nước

Vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng và Công an TP.HCM đã lần lượt thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam Dương Tuấn Ngọc và Phan Tất Thành. Cả 2 đối tượng này đều bị cáo buộc tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 117, Bộ luật hình sự 2015).

Dù hành vi phạm tội của Dương Tuấn Ngọc và Phan Tất Thành diễn ra trên 2 địa bàn khác nhau, nhưng tính chất tội phạm có rất nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều lợi dụng các nền tảng mạng xã hội để phát tán các nội dung sai sự thật, chống phá chính quyền; và đều phạm tội trong thời gian dài, gần 10 năm.

Điểm mặt các fanpage cá nhân và tài khoản Youtube của 2 đối tượng trên, đặc biệt là fanpage “Nhật ký yêu nước” trang chính và trang phụ (Phan Tất Thành làm quản trị viên fanpage này), không khó để nhận ra toàn bộ các nội dung đăng tải đều được viết bằng ngôn từ tục tĩu, xuyên tạc trắng trợn các sự kiện liên quan đến chính trị – xã hội đất nước, lăng mạ lãnh tụ Hồ Chí Minh, và lãnh đạo nhà nước. Với lượng người theo dõi lên đến cả trăm ngàn người, đủ thấy tác hại khủng khiếp mà các đối tượng này hàng ngày gieo rắc, đầu độc người dùng mạng và xã hội, đặc biệt là người trẻ, người thiếu thông tin về lịch sử, và tình hình đất nước.

Trên thực tế, bộ máy kiểm soát của các nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam đều không quan tâm nhiều đến các thông tin sai sự thật, đặc biệt là các thông tin liên quan đến chính trị, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Vì vậy, dù người dùng mạng chủ động có hành động ngăn chặn sự lây lan các thông tin xấu độc, thì các tài khoản bị báo cáo cũng không chịu chế tài đích đáng. “Bóp tương tác” vài ngày hay thậm chí cả tháng vẫn không ảnh hưởng đến khả năng gieo rắc sự độc hại cho xã hội, vì luôn có thể tạo và duy trì các tài khoản phụ một cách dễ dàng.

Có thể thấy, mạng xã hội càng phát triển, cơ hội tiếp cận thông tin đối với người dân càng lớn thì công tác giữ gìn an ninh chính trị, và trật tự an toàn xã hội càng diễn biến phức tạp. Nếu chỉ trông chờ vào sự nỗ lực của các cơ quan an ninh mạng, các cơ quan quản lý văn hóa, thì hiệu quả không cao, do nhân lực có hạn, không thể xử lý hết các thông tin xấu độc được phát tán với tốc độ chóng mặt mỗi giây, mỗi phút.

Chính vì lý do này, mà thời gian gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có kế hoạch yêu cầu người dùng mạng xã hội như: Youtube, Tiktok, Facebook… phải định danh tài khoản của chính mình. Việc ghi rõ họ tên, mã số công dân, sẽ khiến việc phát ngôn của các chủ tài khoản mạng xã hội trở nên có trách nhiệm hơn, giảm thiểu các thông tin giả mạo, lừa đảo, xuyên tạc sự thật…, làm rối loạn trật tự – trị an xã hội.

Hy vọng, với hệ thống dữ liệu dân cư quốc gia, cùng việc xác thực định danh điện tử đang triển khai rộng rãi trên cả nước, thì việc định danh tài khoản mạng xã hội sẽ cho phép người dân và các cơ quan chức năng kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả những thông tin xấu, độc trên không gian mạng. Đặc biệt là những thông tin chống phá đất nước do các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị núp bóng tự do ngôn luận đang phát tán.

Phạm Khoa

Bài mới
Đọc nhiều