Xin nói về “sự bao biện” của Bộ Y tế trước những cái chết của bệnh nhân Covid-19
Vậy là tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 8 ca tử vong, quả là một tin buồn đối với người dân Việt Nam, đối với sự nỗ lực cố gắng không để ai phải chết nhưng cuộc chiến nào cũng có sự mất mát. Các bệnh nhân này đều tử vong do các biến chứng trên nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19 ở giai đoạn cuối đời, do tình hình chuyển biến nguy kịch của sức khoẻ. Các bác sĩ của chúng ta đã rất cố gắng rồi nhưng có nhiều người không biết, không hiểu hay cố tình không hiểu mà lộng ngôn rằng “Đã tử vong thì bảo tử vong do Covid đi? Sao lại cứ lằng nhằng “nhồi máu cơ tim: “nhiễm trùng” hay “ung thư”? Đó chỉ là sự bao biện, và Nhà nước đã để mọi thứ trở nên muộn màng để bao biện như vậy?”
Cụ thể, mấy ngày gần đây, sau khi có ca nhiễm Covid-19 tử vong tại Việt Nam đã xuất hiện những lời lẽ rất nhạy cảm trên facebook về vấn đề này. Trong đó có một số người đã phát ngôn tỏ ra bức xúc rằng: “Đã tử vong thì bảo tử vong do Covid đi? Sao lại cứ lằng nhằng “nhồi máu cơ tim, “nhiễm trùng” hay “ung thư”? Đó chỉ là sự bao biện, và Nhà nước đã để mọi thứ trở nên muộn màng để bao biện như vậy?”. Thiết nghĩ khi chúng ta phát ngôn ra những lời lẽ ấy thì sao không dành một ít phút đặt ra câu hỏi “Tại sao nguyên nhân tử vong của các ca nhiễm không may mắn ấy được trình bày dài dòng như vậy?”
Thực tế, khi Chính phủ Việt Nam đã thông tin như vậy chứng tỏ Nhà nước không những không giấu dịch mà còn lý giải cả tình hình của bệnh nhân trước khi mất? Hoàn toàn không bao biện như những lời lẽ ấy đã kết tội vô căn cứ. Tám ca tử vong đều có bệnh lý nền nặng, và tiên lượng tử vong đã được chẩn đoán cao kể từ trước khi chẩn đoán dương tính với virus. Trong đó có bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối, thận nhân tạo, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim giai đoạn cuối, viêm phổi; có bệnh nhân nhập viện với tiền sử điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và bạch huyết… Các bác sĩ của chúng ta đã rất cố gắng cứu sống họ nhưng chính Covid-19 đã làm giảm hệ miễn dịch của bệnh nhân xuống mức vô cùng trầm trọng, và các biến chứng trên nền bệnh lý có sẵn đã cướp đi mạng sống của họ.
Còn nhớ ở đợt dịch trước, đất nước Việt Nam chúng ta đã ghi điểm trong mắt bạn bè quốc tế, với sự chữa trị thành công của bệnh nhân 91 – phi công người Anh nhiễm bệnh và hôn mê sâu tưởng như không thể qua khỏi trong gần 3 tháng. Thiết nghĩ, kết quả ấy là sự nỗ lực không ngừng của hệ thống ngành y tế Việt Nam, mọi bệnh nhân dù là người nước ngoài hay người Việt, các bác sĩ đều cố hết sức cứu chữa, tuy nhiên ở đợt dịch thứ 2 này quy mô dịch bùng phát rộng, những bệnh nhân nhập viện vì nhiễm bệnh có cả những bệnh nhân đang bị bệnh nặng thì việc khó chữa khỏi là điều không thể tránh.
Hơn nữa phi công người anh kia mới chỉ mới 43 tuổi, bệnh lý nền là béo phì, trong khi các bệnh nhân không qua khỏi đều từ 60 trở lên, bệnh lý nền toàn đái tháo đường, suy thận nặng… Đồng thời bản thân phi công người Anh là người ngoại quốc có thể trạng tốt hơn rất nhiều nên khả năng sống sót cao hơn, chưa kể phi công một nghề đòi hỏi có thể lực cao! So sánh phi công người Anh và những bệnh nhân Việt Nam tử vong là một sự so sánh quá khập khiễng, thiếu hiểu biết.
Đồng thời, chúng ta có nghĩ đến việc Bộ Y tế thông báo lý do tử vong cụ thể như vậy là để phần nào nhắc nhở những người dân có bệnh lý nền cần cảnh giác việc lây lan và nhiễm chủng virus này. Giờ đây, mỗi gia đình phải là một pháo đài, mỗi người là một chiến sĩ phòng, chống dịch. Đó là một chỉ đạo nhưng cũng là lời động viên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay.
Thực tế mà ai cũng nhìn rõ ấy chính là những con người mất ăn mất ngủ bỏ lại gia đình phía sau để chữa trị những người bệnh nhân mắc Covid-19, sẵn sàng có mặt cả ngày lẫn đêm; một bộ máy Chính phủ sẵn sàng hy sinh cả kinh tế để cứu nhân dân. Và hơn cả, một quốc gia mà các y bác sĩ, các anh bộ đội nơi tiền tuyến hiến thân mình, tận tụy hy sinh để cho người bệnh, cũng như những chiếc máy bay, những con người trong phi hành đoàn bay vào tâm dịch để giải cứu con dân trong lúc hoạn nạn.
Đừng lấy những mất mát đáng tiếc mà chúng ta đã nỗ lực để nhìn phiến diện cả hệ thống chống dịch của Việt Nam. Hãy nhìn rộng ra thế giới ngoài kia. Việt Nam đã kiểm soát dịch rất tốt, số người mắc bệnh thấp, 8 ca tử vong cũng là con số rất thấp so với nhiều nước khác. Và cuộc chiến nào cũng có những mất mát việc của ta là hạn chế tối đa những mất mát ấy. Lúc này, thiết nghĩ cả nước phải kiên cường, đồng lòng chắc chắn sẽ chiến thắng.
Hải Anh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả