+
Aa
-
like
comment

Xin hỏi ĐBQH phát biểu không chính thức trên mạng xã hội là theo tư cách gì?

Quỳnh Quỳnh - 14/05/2020 12:51

Sáng 12.5, Phó chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tối cao Nguyễn Trí Tuệ, 1 trong 17 thành viên Hội đồng thẩm phán (HĐTP) phiên giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, đã trả lời 3 câu hỏi lớn của dư luận về phiên tòa đang gây phản ứng trái chiều, thì trên trang cá nhân của ĐBQH Lê Thanh Vân lại cho rằng “không có quyền phán quyết lời nói của đại biểu Quốc hội”. Từ đây, nhiều người cũng băn khoăn không rõ là ĐBQH Lê Thanh Vân phát biểu không chính thức trên mạng xã hội là đang theo tư cách gì? Và cũng từ phát biểu của ông trên mạng xã hội mà các trang Việt Tân và các nhà dân chủ đã mượn cớ nói xấu chính quyền. 

Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân trên trang facebook cho rằng ‘không có quyền phán quyết lời nói của đại biểu Quốc hội’ vậy xin hỏi ông phát biểu theo tư cách gì?

Trên trang facebook cá nhân ĐBQH Lê Thanh Vân có đoạn viết khẳng định chắc nịch “trong Hiến pháp cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam không hề có quy định nào cho phép Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao được phép ‘phán xét’ phát ngôn của đại biểu Quốc hội”. Từ đây dư luận cũng thắc mắc không rõ là ông Lê Thanh Vân đang lạm quyền đại biểu hay không nhận thức được vai trò đại biểu của mình khi phát biểu như vậy?

Trước hết, cần phải khẳng định rằng việc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra phán quyết vụ án tử tù Hồ Duy Hải vào chiều 8/5 đã quá rõ ràng và phán quyết của Hội đồng Thẩm phán chắc chắn là hợp pháp, chỉ là dư luận vẫn còn băn khoăn liệu phán quyết này đã hợp lý chưa. Tuy nhiên, ở đây xin bàn về việc phát ngôn của ĐB Lê Thanh Vân đối với câu trả lời của một thành viên Hội đồng thẩm phán – Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao, đã khiến ông bức xúc “đăng đàn” trên mạng xã hội. Dư luận thắc mắc là ĐBQH Lê Thanh Vân khi phát biểu về phán quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đưa ra chiều 8/5 là theo tư cách nào? Tư cách của một người dân hay tư cách là ĐBQH? Nếu tư cách là một người dân thì sao ông lại bảo đó là “lời vàng ngọc của ĐBQH”? Và nếu là phát biểu của một ĐBQH sao lại đăng đàn, phát biểu trên mạng xã hội facebook như vậy?

Không biết có quy định nào về hoạt động của Quốc hội Việt Nam, ĐBQH được phép hoạt động trên mạng xã hội của một tài khoản cá nhân không phải là tài khoản mạng xã hội của Quốc hội? Điều này chắc ông phải hiểu, phát biểu của ông chỉ là phát biểu cá nhân với tư cách là công dân chứ không phải là phát biểu của một đại biểu. Lẽ ra ông nên phát biểu trên nghị trường khi Quốc hội lấy ý kiến lúc đó mới là chính thức!

Hơn nữa, cảm nhận của ông về vụ án trong khi ông không phải là người trực tiếp tham gia hay không phải là người nhận đơn trực tiếp của cử tri hoặc ý kiến của cử tri để giải quyết theo thẩm quyền của ĐBQH thì phán xét của ông về vụ việc cũng chỉ là ý chí cá nhân, cảm tính cá nhân nên không thể là ý chí của người dân được!

Nên mong ông Lê Thanh Vân đừng lẫn lộn tư cách đại biểu, tư cách đại diện cho dân! Thiết nghĩ, việc ông Lê Thanh Vân hay một số ĐBQH thời gian qua phát biểu về vụ án tử tù Hồ Duy Hải lên mạng xã hội thì thật là không nên. Bởi đây chỉ là những dòng chia sẻ cảm tính, không có cơ sở, và quan trọng hơn không phải là phát biểu chính thức, thêm nữa trên tư cách là ĐBQH thì nó thể hiện sự không tôn trọng cử tri. Không biết đây là vô tình hay cố ý, nhưng vô hình trung những chia sẻ, lập luận về vụ án tử tù Hồ Duy Hải của ông đang khiến dư luận hiểu sai tính chất vụ án đấy, thưa ông ĐBQH Lê Thanh Vân! Chưa hết, dựa vào bài viết của ông trên mạng xã hội, nhiều kẻ như Nguyễn Thúy Hạnh, Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Quang A… đã lợi dụng để xuyên tạc, đả kích chế độ, tấn công trực diện vào ngành tòa án nữa đấy!

Không có một sơ sở khoa học vững chắc nào chứng minh Hồ Duy Hải bị oan

Không phải vô cớ cơ quan tố tụng kết án tử hình Hồ Duy Hải về tội giết người, cướp tài sản. Không phải vô cớ Bộ Công an – Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao – Tòa án Nhân dân tối cao thống nhất quan điểm tử hình Hồ Duy Hải. Cũng không phải vô cớ Chủ tịch nước bác đơn xin ân xá của gia đình Hồ Duy Hải. Và còn nhiều cái “không phải vô cớ” nữa… Tất cả đều được cân nhắc một cách kỹ lưỡng, bởi mạng người đâu phải con ngóe?

Đây là một phiên tòa đặc biệt, có sự tham dự của đại diện cơ quan chức năng Quốc Hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Nội chính Trung ương, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, đại diện Bộ Công an, cơ quan tố tụng cấp phúc thẩm và sơ thẩm… (tổng hàng trăm người). Vậy nên, có thể nói đây là phiên tòa khách quan, công tâm.

Và mới đây, ngày 12/5, thông tin về phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải tại cuộc họp Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Nguyễn Trí Tuệ cho hay trong ba ngày làm việc, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã công bố các tài liệu, chứng cứ vụ án, kết quả thẩm định. Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Hải đều xin giảm nhẹ hình phạt, sau khi bị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình mới kêu oan.

Quỳnh Quỳnh

(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Bài mới
Đọc nhiều