Xin ghi nhận sự nỗ lực của nền giáo dục Việt Nam!
Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng tác động đến mọi gia đình, mọi con người trong xã hội. Chính vì thế mà mọi quyết sách, mọi thay đổi liên quan đến giáo dục đều được đông đảo người dân quan tâm, lợi dụng điều này, một số kẻ chống phá đã tìm mọi cách khai thác những tiêu cực, dùng những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt nhằm bôi nhọ ngành giáo dục nước ta.
Cụ thể, trước thềm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trên trang facebook của nhiều đối tượng chống phá, trong đó nổi bật là bài viết của Lê Ánh và Nguyễn Quang Cương được Việt Tân đăng tải trên trang facebook. Chúng nhắm ngòi bút và luận điệu xuyên tạc vào Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chúng thổi phồng một số hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào giáo dục nước nhà, cũng là giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Có thể thấy, những đối tượng chống phá đang ra sức lợi dụng một số vụ việc đơn lẻ xảy ra trong ngành giáo dục từ đó đưa ra cái phiến diện nhằm phủ nhận những thành tựu của ngành giáo dục. Và âm mưu sâu xa của chúng là sử dụng những điều thiếu sót trong ngành giáo dục để thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa. Bọn chúng làm mọi cách, sử dụng mọi lý lẽ xuyên tạc để người dân mâu thuẫn với ngành giáo dục và chính quyền.
Thực tế, không thể phủ nhận một điều rằng, nền giáo dục Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như vấn đề thay đổi sách giáo khoa; vi phạm pháp luật trong tuyển sinh ở một số địa phương; hệ thống giáo dục và đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành….
Nhưng đừng chỉ nhìn nhận thiếu sót ấy mà đổ lỗi cho cả hệ thống, hãy nhìn rộng hơn về sự nỗ lực đổi mới và những thành quả đạt được của ngành giáo dục trong thời gian qua. Có thể ghi nhận rằng trước những đổi thay nhanh chóng của kinh tế – xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, ngành Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực cải cách, đổi mới mọi khâu, mọi cấp học. Nhiều trường đại học của nước ta đã có tên trong bảng xếp hạng khu vực và thế giới. Chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học từng bước được cải thiện, nâng cao. Những thành quả đạt được của giáo dục Việt Nam qua các cuộc thi học sinh giỏi, thi Olympic các môn; sự thành công của nhiều học giả, nhiều nhà khoa học người Việt trên thế giới đã chứng minh thành quả của ngành giáo dục Việt Nam.
Đặc biệt, trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, ngành GD&ĐT nước ta đã có bước chuyển ngoạn mục trong tổ chức dạy học online, kịp thời ban hành các văn bản về thời gian cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học và đi học lại để phòng chống dịch bệnh; quán triệt thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp về phòng, chống dịch;… Đồng thời, hướng dẫn giáo viên, phụ huynh, học sinh sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập để tự ôn tập, làm bài tập trong thời gian nghỉ học. Có thể nói đó là quãng thời gian khó khăn của ngành giáo dục nhưng với những chỉ đạo kịp thời của Bộ trưởng, ngành Giáo dục vẫn cơ bản đảm bảo được chương trình dạy học và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông an toàn, thành công trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Hơn nữa, Bộ giáo dục luôn lắng nghe, tiếp thu, cầu thị các ý kiến góp ý của nhân dân về những vấn đề liên quan đến ngành Giáo dục để có những điều chỉnh phù hợp. Chẳng hạn như đề xuất thay đổi học phí, sau khi lắng nghe những ý kiến của nhân dân Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ đã rút đề xuất tăng học phí.
Có thể thấy, trong quá trình lắng nghe góp ý về dự thảo nghị định, bộ cũng thấy tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, đồng thời nước ta vừa trải qua nhiều đợt bão lũ nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân.
Phải khẳng định rằng, nhờ có một nền giáo dục phát triển mà đất nước ta đổi mới thành công và đang từng bước khẳng định vị thế trong quá trình hội nhập với thế giới. Thiết nghĩ thời gian tới, ngành GD nước ta cần nâng cao chú trọng về chất lượng giảng dạy, công tác tuyển sinh, thu phí người học. Đồng thời hoàn thành quy hoạch mạng lưới, cơ cấu ngành nghề đào tạo, giáo dục đại học, dạy nghề. Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị đối với giáo dục phổ thông. Đồng thời ngành GD cũng cần nhìn nhận thẳng thắn những điểm yếu còn hạn chế không để những phần tử phản động có cơ hội lợi dụng, lên án hay quy chụp cho cả hệ thống giáo dục.
Bên cạnh đó, mỗi người dân Việt Nam cần thật sự tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội, không để những thông tin xấu, độc lợi dụng việc cải cách, đổi mới căn bản Giáo dục và Đào tạo để thực hiện mưu đồ chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Hải Anh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả