Xin đừng tung tin thất thiệt cản trở công tác chữa bệnh Covid-19 tại Việt Nam
Sáng 11/5, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị Công bố kết quả DDCI ((Department & District Competitiveness Index: Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành, địa phương) của TP.HCM năm 2022; Triển khai các giải pháp cải thiện nâng cao chỉ số PAR Index (Chỉ số cải cách hành chính), chỉ số Papi (Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) và chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) của thành phố năm 2023.
Trong hội nghị, Chủ tịch TP.HCM đã nói thẳng lý do rất nhiều văn bản trả lời của Bộ KH&ĐT có nội dung không rõ, TP.HCM cũng không biết làm sao. TP.HCM không có ý đổ lỗi hay né tránh trách nhiệm.
TP.HCM phát 584 văn bản hỏi Bộ KH&ĐT
Chia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch TP.HCM, ông Phan Văn Mãi cho biết, vừa qua, khi đoàn công tác của Thủ tướng tới làm việc với TP.HCM vào ngày 16/4, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã phát biểu việc thành phố gửi hỏi 584 văn bản, Bộ phải trả lời lại 604 văn bản. Sự việc trên đã liên hệ tới tình trạng các cơ quan hành chính, công chức, viên chức của TP.HCM đang không dám làm, dẫn đến đình trệ nói chung.
Theo ông Mãi, từ ý kiến của Bộ trưởng KH&ĐT, lãnh đạo thành phố đã có những chỉ đạo, phân tích và làm rõ, chia thành các nhóm vấn đề mà thành phố đã gửi đi các văn bản hỏi ý kiến.
Thứ nhất, có những vấn đề thực tiễn phát sinh tại địa phương, quy định pháp luật chưa có nên TP.HCM phải hỏi.
Thứ hai, có những vấn đề đã có quy định nhưng luật này khác, luật kia khác, TP.HCM phải hỏi.
Thứ ba, có quy định rồi nhưng cách hiểu khác nhau. Có những vấn đề, sau này, các cơ quan thanh tra, kiểm tra vào thì mỗi bên nói một kiểu, nên thành phố cũng phải hỏi.
Thứ tư, có các vấn đề đã rõ rồi, cán bộ thành phố nghiên cứu nhưng cảm thấy chưa chắc ăn nên phải hỏi. Đây là điểm có thể quy “TP.HCM đang sợ không dám làm” là đúng.
“Ba nhóm vấn đề đầu tiên, TP.HCM nhận thấy đó là việc cần phải hỏi. Đối với nhóm thứ tư, tỷ lệ văn bản hỏi là bao nhiêu thì thành phố sẽ có con số cụ thể”, ông Mãi phản hồi.
Mặt khác, trong các văn bản trả lời từ Bộ KH&ĐT, cũng có rất nhiều văn bản nội dung không rõ, căn cứ vào nội dung trả lời thì thành phố cũng không biết sao để làm với thẩm quyền theo quy định pháp luật. Đây là vấn đề cần chia sẻ thẳng thắn. “TP.HCM có hỏi chuyện không cần hỏi hay không, tỷ lệ là bao nhiêu chứ không phải tất cả đều do thành phố. Địa phương muốn phân tích để làm tốt hơn, không có ý đổ lỗi hay né tránh trách nhiệm”, Chủ tịch Mãi nói thêm.
Có sự đùn đẩy trách nhiệm?
Trước đó, tại buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã nhận định, cán bộ, công chức TP.HCM đang có tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm. Ông Dũng dẫn chứng, trong năm 2022, TP.HCM có 584 văn bản hỏi và Bộ KH&ĐT phải trả lời 604 văn bản. Điều đáng nói, nội dung văn bản hỏi hầu hết thuộc thẩm quyền của thành phố, điều này thể hiện sự đùn đẩy trách nhiệm, không phối hợp lẫn nhau.
Số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, trong quý I/2023, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố ước đạt 360.622,1 tỷ đồng, chỉ tăng 0,70% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng khá thấp khi so với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 3,32%. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM đứng thứ 56/63 địa phương và thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hải Phòng (tăng 9,65%), Đà Nẵng (7,12%), Hà Nội (5,8%) và Cần Thơ (4,02%).
Bích Vân