Xin cảm phiền các vị hãy bớt đi những kế lạ cho dân nhờ
Chúng ta từng được biết đến thân phận nàng Kiều tài sắc vẹn toàn chỉ vì thằng bán tơ mà cuộc đời phải trả “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Rồi nàng Fantin trong “Những người khốn khố”, chú AQ hay Chí Phèo với tiếng kêu thấu tận trời: Ai cho ta làm người lương thiện?
Những nhân vật mà danh từ đã trở thành tính từ đó là đỉnh cao sự thành công của tác phẩm. Nó sẽ trường tồn mãi với thời gian không phải vì tính đảng, tính chiến đấu mà vì tính nhân văn, nó chạm đến trái tim người đọc về thân phận của những con người dưới đáy xã hội và nỗi đau tận cùng của những mảnh đời cơ cực, lầm than. Văn học nghệ thuật không có chỗ cho sự tô hồng, chuốt lục ca ngợi một chiều thái quá nó sẽ biến nhà văn, nhà thơ thành những ông thợ viết.
Đó là chuyện văn chương. Câu chuyện cuộc đời gần đây chúng ta thấy bà tiến sĩ Lu hay ông Giáo sư nguyên thứ trưởng bộ TNMT đại diện cho giới thượng lưu muốn hiến kế đẩy những người dưới đáy xã hội hồi hương.
Một đô thị sẽ ra sao nếu thiếu những người ôsin giúp việc, những người lao công và vô số những công việc “hạ đẳng “khác? Chẳng lẽ chữ nghĩa đầy mình họ không hiểu đó là vi hiến về quyền tự do cư trú của công dân?
Cộng đồng mạng có người cho ông ấy đã già nên lẩn thẩn nếu điều đó là có thật tôi hoàn toàn có thể chia sẻ với ông, bằng không ông nên có mặt ở nơi như dự án Alibaba của anh em nhà Thái, Luyện với chuyên môn “nhà thổ “ ( từ gọi vui cho những người làm công việc liên quan đến nhà đất) của mình.
Thử hỏi nếu không có những đóng góp to lớn của những người dưới đáy xã hội thì cuộc sống của các ông bà ấy sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Phải chăng đó là sự phủ định hay đúng hơn là sự vô ơn dành cho họ?
Xin cảm phiền các vị hãy bớt đi những kế lạ đó cho dân được nhờ.
Theo Lão Hạc