Xét xử vụ án Đồng Tâm là tất yếu, khách quan, đúng quy định của pháp luật
Sau khi thông tin về việc ngày 7/9/2020, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 29 bị cáo trong vụ án sát hại 3 chiến sỹ Công an xảy ra tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội). Đây là vụ án vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới an ninh, trật tự, khiến dư luận xã hội phẫn nộ suốt thời gian qua. Ngay lập tức trên các trang mạng xã hội, thông tin nhiễu loạn, không ít tin thất thiệt, giả mạo, có tính chất xuyên tạc, làm sai lệch bản chất của vụ án.
Tội ác dưới vỏ bọc khiếu kiện
Như chúng ta đã biết, vụ án Đồng Tâm khởi phát từ việc đòi quyền lợi bất hợp pháp do Lê Đình Kình khởi xướng, dẫn dắt, lôi kéo, dụ dỗ của đối tượng khác tham gia. Thực tế, toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng, được Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội giao cho các đơn vị quân đội quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng. Các hồ sơ, giấy tờ hiện có chứng minh rất rõ hiện trạng đất quốc phòng, không có sự mập mờ, khuất tất nào.
Lê Đình Kình từng là Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm giai đoạn 1981 – 1982, hiểu rõ nguồn gốc đất nhưng vì lợi ích của bản than, gia đình nên đã quyết liệt chống đối đến cùng. Động cơ cu3a đối tượng trong vụ án còn nhằm gây sự chú ý, nhận tài trợ của bên ngoài. Từ năm 2013, một số đối tượng tại địa bàn xã Đồng Tâm do Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Bùi Viết Hiếu cầm đầu đã thành lập “Tổ đồng thuận” để lôi kéo, kích động khiếu kiện về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm. Lê Đình Kình hứa hẹn khi đòi được đất sẽ chia đều cho các đối tượng tham gia “Tổ đồng thuận”.
Ngày 19/7/2017, Thanh tra thành phố Hà Nội ban hành kết luận thành tra nêu rõ: “Sân bay Miếu Môn diện tích đất 236,7 ha trong đó có 64,03 ha thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm đều là đất quốc phòng” và phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức tổ chức đối thoại, làm việc nhiều lần về các nội dung trong kết luận Thanh tra. Tuy nhiên, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” không đồng ý, Lê Đình Kình đã chỉ đạo đồng bọn nhiều lần gây rối an ninh, trật tự, cản trở các hoạt động của chính quyền và nhân dân. Hành vi của các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” và các đối tượng khác diễn ra trong một thời gian dài khiến cho cán bộ, chính quyền và nhân dân xã Đồng Tâm hoang mang, lo sợ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cán bộ và nhân dân.
Trước tình hình diễn biến phức tạp tại xã Đồng Tâm, Công an thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch bảo đảm ANTT, ngoài nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho lực lượng tham gia xây dựng, Công an thành phố Hà Nội còn triển khai lực lượng để bảo vệ trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân.
Sau khi biết thông tin Công an Hà Nội phối hợp Quân chủng Phòng không – Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, ông Kình cùng các bị can mua 10 quả lựu đạn, làm 85 chai bom xăng, 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và liềm… Họ quay video phát trực tiếp lên mạng xã hội, tuyên bố sẽ tiêu diệt từ 300 đến 500 người nếu Công an tiến vào Đồng Tâm.
Rạng sáng ngày 9/1, khi Công an triển khai lực lượng ở Đồng Tâm, họ dùng Facebook phát trực tiếp thông báo kêu gọi dân làng cùng chống đối. Nhiều bị can trèo lên mái nhà ông Kình bắn pháo, ném “bom xăng”, dao phóng lợn về phía cảnh sát, đánh kẻng báo động… Cảnh sát dùng loa kêu gọi nhóm này chấm dứt hành vi, song bất thành. Khi lực lượng chức năng ập vào, các đối tượng đã dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công khiến 3 chiến sĩ cảnh sát hy sinh. Đặc biệt, khi tiến vào sâu trong căn nhà thì phát hiện đối tượng cầm đầu là Lê Đình Kình đang cầm một quả lựu đạn và hô hào chống đối nên lực lượng Công an đã nổ súng tiêu diệt đối tượng.
Tiếng nói lạc lõng của những kẻ cố tình xuyên tạc sự thật.
Sau khi xảy ra vụ giết người, chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng tại Đồng Tâm, trên mạng Internet thông tin nhiễu loạn, không ít tin thất thiệt, giả mạo được tán phát nhằm gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để kể xấu lợi dụng để chỉ trích chính quyền, đả phá chế độ. Và mới đây, khi thông tin Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử sơ thẩm 29 bị can trong vụ án tấn công cảnh sát ở Đồng Tâm khiến ba chiến sĩ công an hy sinh về các tội Giết người và Chống người thi hành công vụ, thì một lần nữa, trên các trang mạng xã hội đã có những thông tin, bài viết đặt ra những nghi vấn về sự “công tâm” và “thượng tôn pháp luật” trong quá trình xét xử vụ án này của cơ quan thi hành pháp luật. Điển hình:
Trên đài Châu Á Tự do mới đây có đăng bài viết, trong đó, dẫn lời luật sư Đặng Đình Mạnh – luật sư bào chữa cho các bị can trong vụ án. Vị luật sư này cho rằng, việc Đài truyền hình hay một số báo trong nước đăng tải thông tin “xét xử vụ giết người khiến 3 chiến sĩ công an hy sinh ở Đồng Tâm” là không khách quan, ảnh hưởng tới vụ xét xử. Báo chí đương nhiên có quyền đưa tin về vụ án “Giết người”, ‘Chống người thi hành công vụ” tại Đồng Tâm bởi đây là hai vụ án đã được các cơ quan chức năng khởi tố, các bị can cũng đã có quyết định khởi tố bị can. Báo chí đưa tin theo đúng những hành vi khách quan đã được các cơ quan chức năng dựa vào làm căn cứ khởi tố thì làm sao lại bảo là định hướng dư luận cho việc xét xử được.
Trả lời phỏng vấn đài BBC, Nguyễn Văn Đài – một kẻ ra vào tù ra tội điềm nhiên cho rằng nhiều cơ quan báo chí Việt Nam đưa tin về vụ án “Giết người”, mô tả hành vi của các bị cáo là việc làm định hướng dư luận, là việc cơ quan báo chí thay Tòa tuyên án, là vi phạm pháp luật này khác. Chưa hết, Nguyễn Văn Đài còn lớn tiếng khẳng định, không có án mạng xảy ra, và các bị cáo không phạm tội? Hà Hoàng Hợp trả lời theo sự suy diễn chủ quan, vô căn cứ “Theo tôi, đây là một vụ án không thể hiện công lý và pháp quyền”. Nguyễn Quang A trả lời với sự thù hằn thấy rõ là: “Với nền “tư pháp” này thì chắc chắn họ sẽ xử như ý của họ, bất chấp ý kiến của những người được cho là bị can (chắc họ sẽ “nhận tội”) và của các luật sư thôi. Và báo chí chính thống sẽ hùa theo lên án những người nông dân này và cụ Kình”.
Xin thưa, một vụ án được dư luận cả nước đặc biệt quan tâm, được xét xử công khai trước sự theo dõi của các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế và có hơn 30 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị can thì liệu các cơ quan thực thi pháp luật, các vị quan toà có dám tự mình làm thay đổi bản chất của vụ án. Tội trạng của các bị can như thế nào sẽ được định tội theo mức độ hành vi vi phạm pháp luật của họ trên cơ sở tài liệu, chứng cứ các cơ quan tố tụng đã thu thập được. Sự công tâm hay thượng tôn pháp luật trong vụ án này sẽ được thể hiện bằng bản án công minh tương ứng với những gì các đối tượng đã gây ra trên cơ sở sự thật khách quan.
Hay như luật sư Ngô Anh Tuấn phát biểu trên đài RFA: “Sẽ rất khó có một bản án công bằng đối với họ được dù truyền thông nói rất tốt. Tôi nghĩ rất khó có bản án khách quan, công tâm đối với họ nên tôi thấy hy vọng về bản án là hơi khó, hơi mờ mịt”. Rõ ràng với tư cách của một luật sư, cách nói của ông Tuấn rất hàm hồ bởi phiên tòa chưa diễn ra mà ông nói không có bản án công bằng khác nào ông đang hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực, phản đối phiên tòa. Tòa án xét xử dựa trên các chứng cứ chứng minh hành vi khách quan của các bị cáo, sao không bảo là khó có bản án khách quan, công tâm, công bằng.
Do đó, việc điều tra, truy tố, xét xử bị can trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại Đồng Tâm là kết quả tất yếu để đưa ra những chế tài thích đáng cho Lê Đình Công và đồng bọn. Chúng ta cần có ý thức cảnh giác cao độ đối với những hành vi xuyên tạc trắng trợn, làm sai lệch bản chất của vụ án để không bị dẫn dắt, hướng lái theo ý đồ của các đối tượng cơ hội.
Diệu Hương
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả