+
Aa
-
like
comment

“Xem xong chỉ thấy thương chú chó”

Tifosi - 11/01/2021 11:07

Tháng 4/2019, trailer của bộ phim Sonic The Hedgehog đã gây chấn động các khán giả vì tạo hình Sonic như “trẻ trâu”, với dáng người cao dài, khuôn mặt tinh ranh và bắng nhắng. Trailer này nhận được lượng dislike rất lớn từ phía cộng đồng mạng. Phần lớn người hâm mộ cho rằng Paramount Pictures đã phá hỏng tuổi thơ của biết bao thế hệ hâm mộ Sonic.

“Tôi không ghét Sonic, nhưng tôi sẽ không đi xem bộ phim này. Đây không phải Sonic, đây là Ponic” – Một bình luận nhận được rất nhiều lượt thích. Chữ cái “P” ở từ Ponic chính là chữ cái đầu tiên của tên hãng phim Paramount Pictures, ngụ ý là hãng phim đã tạo ra một nhân vật hoàn toàn xa lạ.

Nhằm làm dịu đi làn sóng phản đối, Paramount Pictures đã xin lỗi và hứa sẽ khắc phục về mặt hình ảnh của Sonic. Việc đầu tiên của hãng là xin dời lịch chiếu 3 tháng, triệu tập đội ngũ để sửa lại hình ảnh của Sonic cho đúng chuẩn. Trái ngược với phản ứng tại trailer đầu tiên, vào tháng 11/2019, trailer thứ 2 của Sonic The Hedgehog được tung ra và nhận được mưa lời khen, bộ phim cũng rất thành công trên thị trường phòng vé.

Tài khoản Chase Clary bình luận: “Điều tối quan trọng là lắng nghe người hâm mộ”.

Giáo sư Xoay nói rằng người xem không nên tẩy chay bộ phim chỉ vì không thích chú chó đóng bộ phim này. Thực tế, người hâm mộ không ghét bỏ chú chó Shiba. Ngay khi các phần trailer, poster, hình ảnh của chó Shiba được công bố, hầu như cư dân mạng đều tỏ ra khá là thích thú vì ngoại hình bụ bẫm, đáng yêu. Cái mà cư dân mạng không đồng tình, là việc đoàn làm phim bỏ mặc góp ý của người hâm mộ, vẫn tiếp tục sử dụng chó Shiba để nhập vai Cậu Vàng. Mà những góp ý của cư dân mạng đều từ rất sớm, ngay từ khi bộ phim chưa bấm máy.

“Hãy xem vì yêu chó” – Đúng là nhiều người yêu chó thật, nhưng không thể yêu theo cái kiểu bất chấp tất cả mọi thứ và gạt bỏ đi văn hóa, lịch sử dân tộc, đó không phải là “yêu”, mà là “cuồng”. Người ta vẫn yêu chó, không ghét bỏ Shiba – vì có điên mới đi chấp vặt với một con chó. Đến giờ này rồi, làm ơn, đừng có lấy lý do “yêu chó” ra đây nữa, chính đội ngũ làm phim tự phá hỏng tất cả mọi thứ, giờ là lại đưa chú chó ra để làm bình phong.

Chẳng có người nào đi ghét bỏ chú chó Shiba cả, đơn giản vì chú chó Shiba không có “quyền” lựa chọn vai diễn, không biết đọc kịch bản, không biết từ chối. Đến giờ này, mà đội ngũ làm phim, hay đội ngũ được thuê để đánh giá phim, vẫn nghĩ rằng mọi người ghét phim vì chú chó Shiba, mà họ quên rằng họ đã làm những gì.

Đáng nhẽ, với luồng góp ý của cư dân mạng, thì đội ngũ làm phim có lẽ cần nghiêm túc tính đến việc chỉnh sửa cho phù hợp. Dĩ nhiên, cộng đồng mạng không phải lúc nào cũng đúng, nhưng một đội ngũ có tầm là một đội ngũ biết phân tích đúng sai, biết đưa ra quyết định chiều lòng người hâm mộ và cũng thuận tiện cho sản xuất.

Diễn viên Băng Di, thủ vai vợ ba trong phim, lại có một phát ngôn “không hề có tâm”, khi cho rằng nhà văn Nam Cao là nhà văn hư cấu, tự nghĩa ra các nhân vật trong Lão Hạc.

Băng Di chắc chắn đã được học về Lão Hạc và nhà văn Nam Cao, được biết văn học hiện thực là gì, văn học hư cấu là gì… Đồng ý là học lâu thì quên, nhưng đội ngũ làm phim luôn rao giảng việc đưa tinh thần của nhà văn Nam Cao vào phim, nhưng tinh thần nào thì chưa được biết, mà chỉ thấy toàn là dối trá. Diễn một cách vô thức, chứ nào có vì “văn học dân tộc” hay tri ân nhà văn Nam Cao.

Phần lớn, khán giả đều biết về văn học hiện thực cách mạng, biết được tinh thần của Nam Cao của những tác phẩm còn nguyên giá trị của ông. Mà kỳ lạ thay, có những người cứ mượn cớ rồi đi giảng giải rằng “tri ân Nam Cao”, “quý trọng giá trị văn học Việt Nam”, “tâm huyết” với này với kia, lại đếch biết một tý gì cả.

Ngay đến vai mình diễn, bộ phim mình đóng, tinh thần thế nào, truyền tải điều gì còn chẳng biết, chẳng rõ. Thì làm sao khán giả yêu thương được?

Gal Gadot, Henry Cavill… phải đọc rất nhiều các tác phẩm của DC Comics để có thể thấu hiểu từ đó hóa thân trọn vẹn vào các nhân vật như Wonder Woman hay Superman. Câu chuyện ở vũ trụ điện ảnh Marvel cũng như vậy, Chris Hemsworth, Chris Evans, Robert Downey… cũng mất nhiều thời gian để đọc truyện về nhân vật mà họ thủ vai, gặp các họa sĩ và nhà văn viết truyện. Dĩ nhiên, chúng ta không đòi hỏi nhiều ở nhân vật Băng Di thủ vai vì nhân vật này vốn được đội ngũ làm phim “nhét vào”, nhưng, đã mượn danh Lão Hạc, núp dưới tinh thần của Nam Cao, thì hãy làm cho tử tế.

“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi” – Đời Thừa.

Các nhân vật trong “vũ trụ” Làng Vũ Đại đều dựa trên những nguyên mẫu có thật, bản thân các tác phẩm Chí Phèo, Lão Hạc… đều có tính hiện thực lịch sử rất cao, hoàn toàn không mang yếu tố huyền ảo hay hư cấu. Người xem có quyền đặt câu hỏi rằng, đạo đức nghề nghiệp ở đâu?

Làm một bộ phim chuyển thể từ một truyện ngắn hiện thực nổi tiếng, mà từ đội ngũ PR phim, seeder, lại toàn nói về “con chó dễ thương” lắm, thì hỏng rồi.

Đoàn làm phim Cậu Vàng có một điều mà các bộ phim Việt khác hiếm có được, đó là việc cư dân mạng chú ý đến bộ phim ngay từ trước khi bấm máy. Chỉ có một vài tác phẩm điện ảnh Việt có được điều ấy. Dĩ nhiên, đó có thể là may mắn, nhưng cũng đồng thời có thể là “mồ chôn” tác phẩm. Thật tiếc, nhưng cũng rất đáng trách, vì đoàn làm phim đã khước từ may mắn hiếm có ấy.

“Xem xong chỉ thấy thương con chó” – Nhà biên kịch Lê Hồng Lâm.

Đừng trách khán giả, cũng đừng lấy chó Shiba ra để bào chữa, trách chính mình thôi.

Bây giờ xin lỗi hay làm gì đi chăng nữa, thì cũng đã muộn rồi.

Tifosi

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều