Xem ‘Rồng lửa’ P-35B khai hỏa bảo vệ Biển Đông
Tên lửa diệt hạm hành trình P-35B do Nga sản xuất và được chuyển giao cho Việt Nam . Hệ thống tên lửa này được trang bị đầu đạn nặng tới 1 tấn, cực kỳ nguy hiểm bởi có thể hạ gục cả tàu sân bay chỉ với 1 phát bắn.
Trong biên chế của quân đội Việt Nam có những tổ hợp tên lửa diệt hạm đầy uy lực như Bastion, Redut-M. Trong đó nếu Bastion thiên về tính nhanh nhẹn và chính xác thì hệ thống Redut-M lại có sức công phá với đầu nổ nặng tới 1 tấn.
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam được Liên Xô viện trợ cho một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa 4K44B Redut (NATO định danh là SS-C-1B Sepal) cùng 25 quả đạn tên lửa hành trình chống hạm P-35B vào năm 1980.
Khi đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á sở hữu hệ thống vũ khí diệt hạm có sức công phá khủng khiếp này giúp lực lượng quân đội càng tự tin trong công cuộc bảo vệ chủ quyền Biển Đông.
Tên lửa chống hạm P-35B là thành phần nằm trong hệ thống phòng thủ bờ biển cơ động 4K44B Redut mà Việt Nam có sở hữu. Đây từng là một trong những hệ thống tên lửa đất đối hải nguy hiểm nhất trên thế giới, do Liên Xô sản xuất, có thể hủy diệt cả hạm đội tàu sân bay hùng mạnh nhất.
Ước tính, trọng lượng mỗi quả tên lửa hành trình chống hạm P-35B có trọng lượng lên tới 5 tấn, dài 10,2m, đường kính thân đến 0,98m, sải cánh 5m.
Không chỉ thế, đạn tên lửa P-35B còn được trang bị hai động cơ với động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (đưa tên lửa rời bệ phóng rồi tách bỏ khi đạn ở trên không) và động cơ turbojet hành trình.
Loại tên lửa này có độ cao hành trình từ 100 – 400m, hoặc có thể bay cao từ 4 – 7km trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác với mức thời gian triển khai để sẵn sàng chiến đấu là khoảng 30 phút.
Khi tiếp cận mục tiêu tên lửa hạ thấp độ cao dưới 100m để tránh radar và hệ thống đánh chặn đối phương. Lúc này chúng sẽ lao đi với vận tốc Mach 1,4 và tiêu diệt mục tiêu.
Mỗi hệ thống tên lửa gồm 3 xe phóng SPU-35B hoặc SPU-35V, 1 xe chỉ huy, 1 xe radar 4R45 Skala và các xe tiếp đạn. Tên lửa được đặt trong ống phóng ZIL-135K lắp trên xe tải BAZ-135MB 8×8 bánh. Đồng thời, mỗi xe phóng mang 1 tên lửa được vận hành bởi 5 người.
Để đạt được hiệu quả công kích mục tiêu ở mức cao nhất trong chiến đấu, các sĩ quan điều khiển hệ thống tên này sẽ phóng từ 3-4 tên lửa cùng một lúc. Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới. Đây chính là “chiến thuật bầy sói”.
(Theo An Ninh Thủ Đô)