+
Aa
-
like
comment

Xăng giảm giá và lời bịa đặt trắng trợn của Nguyễn Văn Đài

Đặng Trường - 07/04/2020 09:17

Như một cách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sinh hoạt, sản xuất, vừa qua, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã quyết định giảm giá xăng dầu xuống còn 12.000 đồng/lít. Hầu như ai nấy nghe tin xăng dầu giảm giá đều hân hoan nhưng ở một góc trời Tây kia, Nguyễn Văn Đài lại giở giọng “xăng dầu là mặt hàng được cộng sản đánh nhiều loại thuế ở mức cao”.

Giá xăng trong nước hiện ở mức thấp nhất 11 năm.

Đầu tiên xin hỏi Nguyễn Văn Đài có mặt hàng nào nhập khẩu mà không phải đóng thuế hay không, đặc biệt khi mà các nhà máy lọc dầu của Việt Nam chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân và hàng ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, từ đó bắt buộc phải nhập dầu xăng dầu đã qua chế biến mỗi năm hàng triệu tấn (năm 2019, 9.8 triệu tấn) thì phải chấp nhận thuế nhập khẩu. Chẳng nói riêng gì Việt Nam, các nước trên thế giới đã đưa xăng dầu vào đối tượng thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường (nhằm mục đích bảo vệ môi trường) với các tên gọi khác nhau như thuế nhiên liệu, thuế năng lượng, thuế phương tiện,… Thậm chí, ở các nước đặc biệt là ở Tây Âu, họ đánh thuế bảo vệ môi trường trên giá xăng còn cao hơn nước mình rất nhiều. Nguyễn Văn Đài ở Đức, sao lại cố tình không biết điều này?

Luận điệu xuyên tạc của Nguyễn Văn Đài.

Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu chỉ ra cơ cấu giá xăng ở Việt Nam bao gồm 4 sắc thuế gồm thuế nhập khẩu 20% (tương ứng 765 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (tương ứng 383 đồng), VAT 10% (tương ứng 383 đồng) và thuế bảo vệ môi trường cố định 4.000 đồng/lít. Trừ thuế bảo vệ môi trường ra thì 3 loại thuế phí kia cộng lại còn chưa tới 1.500 đồng, còn thuế môi trường phụ thuộc vào mức độ mỗi người sử dụng, nếu sử dụng xăng dầu càng nhiều thì càng phải chi trả nhiều, đó xem như là trách nhiệm đối việc thải một lượng khí độc hại lớn ra môi trường. Vậy thì thuế xăng dầu ở Việt Nam có cao như Đài nói?

Giá xăng dầu của các nước trên thế giới tính vào tháng 3/2020.

Muốn biết thuế xăng dầu của Việt Nam cao hay thấp nữa thì cứ so sánh với các nước khác sẽ rõ. Được biết, tỷ lệ thuế xăng dầu (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng) trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp so với nhiều nước. Cụ thể, tỷ lệ thuế trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp (37,49% đối với xăng; 20,76% đối với dầu diesel) so với nhiều nước như Hàn Quốc khoảng 70%, Campuchia khoảng 40%, Lào khoảng 56%, Philipines khoảng 62%, Nga khoảng 52%, Mỹ khoảng 53%, Hồng Kông khoảng 83%, Thái Lan khoảng 67%. Không chỉ vậy, với mức giá khoảng 12.000 đồng hiện nay thì giá xăng Việt Nam đang nằm trong nhóm nước có giá rẻ tại khu vực. Giá xăng Thái Lan hiện đang bán 26,450 baht, tương đương 18.947 đồng/lít. Tại Indonesia, dù giá xăng chỉ còn 9.152 rupiah, tương đương 13.101 đồng/lít, nhưng vẫn cao hơn Việt Nam. Nước láng giếng của Việt Nam là Campuchia cũng có giá xăng khá cao khoảng 3.500 riel, tương đương 20.380 đồng/lít. Còn Singapore dù đã nhiều lần giảm giá xăng nhưng giá đắt đỏ nhất với 2,09 đô la Singapore một lít, tương đương 34.273 đồng, đặc biệt với nước chú trọng về phát triển bền vững thì giá xăng của Singapore phải “cõng” thuế môi trường không hề nhỏ.

Mà kể cũng lạ, sao Đài không nhắc gì đến giá xăng dầu hay thuế xăng của Đức nhỉ? Tìm hiểu từ bác Google mới vỡ lẽ cái nơi mà Đài đang sống, giá xăng dầu của Đức không chỉ cao mà còn nằm trong nhóm nước giá cao nhất nữa. Trong khi đó giá xăng dầu của Việt Nam là 0,54$/lít thì ở Đức là 1.39$/lít, khoảng 34.000 đồng. Dù cho thu nhập của Đức bình quân là 47.000$/năm, cao hơn ở Việt Nam nhưng điều muốn nói ở đây, người dân Đức cũng phải chịu nhiều loại thuế, phí chứ không riêng gì Việt Nam. Theo một bảng báo cáo thuế xăng dầu của Đức năm 2017, thì mức thuế phải chịu gần 2,8$/Gallon, tính ra khoảng 0,8Euro/lít, tương đương khoảng 20.000 đồng. Thuế chiếm hơn một nửa trong giá xăng của Đức như vậy bao lâu nay mà sao Nguyễn Văn Đài không lên tiếng? Phải chẳng vì đang ăn bám Đức nên không dám?

Bảng thuế xăng của một số nước trên thế giới.

Mở miệng ra là “lo cho đồng bào” trong nước nhưng từ trước giờ có ai thấy hành động nào thiết thực, mang về lợi ích cho dân tộc của Nguyễn Văn Đài hay chưa? Trong khi cả nước vẫn kề vai chung sức chống dịch Covid-19, ông ta đã không làm được trò trống gì lại còn “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, phủ nhận những kế sách giúp đỡ người dân của các Bộ, ban, ngành. Xem ra Nguyễn Văn Đài muôn đời chỉ là kẻ “răng thưa nói láo” mà thôi.

Đặng Trường

Bài mới
Đọc nhiều