+
Aa
-
like
comment

World Bank: Việt Nam, quốc gia duy nhất vượt qua khủng hoảng toàn cầu

Bảo Trâm - 22/12/2020 09:31

Ngày 21/8, World Bank vừa công bố bảng báo cáo với tiêu đề “Vietnam can learn from COVID-19 crisis to address its environmental and climate challenge” để nói về tình hình phát triển kinh tế vượt trội của Việt Nam trong bối cảnh cả thế giới đều rơi vào khủng hoảng và suy thoái.

Theo đó, World Bank dự đoán Việt Nam sẽ tăng trưởng gần 3% vào năm 2020, trong khi nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ giảm ít nhất 4% trong bối cảnh thế giới gặp cú sốc toàn cầu lớn nhất trong những thập kỷ qua.

Báo cáo được công bố ngày 21/8 cho rằng, hiệu quả kinh tế vượt trội của Việt Nam là do khả năng phục hồi của cả nền kinh tế trong nước và khu vực bên ngoài. Ngoài việc ngăn chặn đại dịch bằng các biện pháp táo bạo, nhanh chóng và sáng tạo, Chính phủ cũng đã sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ của mình để tạo ra môi trường phát triển cho các doanh nghiệp tư nhân tái cơ cấu và bắt đầu phục hồi.

Ví dụ, chi tiêu công bắt đầu tăng trở lại sau ba năm hợp nhất tài khóa. Chín tháng đầu năm 2020, giải ngân của chương trình đầu tư công tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Về kinh tế đối ngoại đã hoạt động đặc biệt tốt kể từ đầu cuộc khủng hoảng Covid-19.

Đến cuối tháng 11/2020, Việt Nam đưa ra số liệu báo cáo chỉ số thặng dư thương mại hàng hóa cao nhất từ trước đến nay, đồng thời nguồn dự trữ quốc tế cũng tăng cao kỷ lục.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chảy vào, đi đôi với xuất khẩu hàng hóa tăng đều đặn đã bù đắp cho khoản lỗ thu nhập ngoại hối từ hoạt động du lịch giảm và lượng kiều hối thu hẹp.

Báo cáo từ World Bank cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã tiếp tục mở rộng đầu tư, các doanh nghiệp lớn khác thì chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam do đất nước quản lý tốt đại dịch.

Nhìn về phía trước, triển vọng kinh tế của Việt Nam có vẻ vô cùng khả quan trong tương lai vì nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 6,8% vào năm 2021 và sau đó sẽ ổn định ở mức khoảng 6,5%.

Dự báo này giả định rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ dần dần được kiểm soát, đặc biệt là thông qua việc giới thiệu một loại vắc xin hiệu quả. Tuy nhiên, độ lớn và thời gian của đại dịch cũng như những tác động kinh tế của nó là khó dự đoán và vì lý do này, không thể loại bỏ một kịch bản trường hợp thấp hơn.

Tuy nhiên, vì đường lối phát triển kinh tế bền vững kèm với sự an toàn vì xử lý tốt đại dịch sẽ khiến Việt Nam vượt qua nhiều nước trên thế giới trở thành quốc gia có sự phát triển nhanh nhất toàn cầu.

Bảo Trâm (Lược dịch theo World Bank)

Bài mới
Đọc nhiều