Wikileaks công bố bà Clinton “đi đêm” để Trung Quốc chiếm Đài Loan và bài học cho Việt Nam
Còn nhớ, khi Trung Quốc cho tàu xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nghe Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ (USCG) nói: “Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với cảnh sát biển VN”. Nhiều thành phần cuồng Mỹ, đã quen sống thực dụng bèn hô to, bảo Việt Nam nên theo Mỹ. Trong khi đó, từ xưa đến nay, tiền lệ trong lịch sử của Mỹ chưa bao giờ cho không ai thứ gì. Với Mỹ, cái gì cũng “mua, bán” và có qua có lại, tiết lộ vừa mới đây của wikiLeaks (như hình), nếu là thông tin chính xác thì càng cho thấy rõ điều đó!
Cùng nhìn lại một vài sự kiện để có góc nhìn sâu sắc hơn về Mỹ
Trưa ngày 30-6-2019, Tổng thống Trump đã bước qua Đường phân giới quân sự (MDL) tại khu vực phi quân sự liên Triều để đi vào phía do Triều Tiên kiểm soát, gặp và bắt tay với chủ tịch Kim Jong Un. Hành động này được báo chí của rất nhiều quốc gia tung hô như hai nước nắm tay nhau đi đến cánh cửa hòa bình. Nhưng, trước đó bốn ngày, ngày 26-06, Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ (JCS) đã lộ lọt văn kiện chỉ lưu hành nội bộ về “Chiến dịch hạt nhân” lần đầu tiên trong vòng 14 năm qua, kêu gọi thay đổi “chiến lược răn đe hạt nhân” sang tấn công thực chiến để giành chiến thắng, ngay sau đó thông tin liền bị tháo gỡ.
Nổi tiếng với chiến thuật đàn sếu bay, Mỹ luôn muốn kéo tất cả các quốc gia tham gia vào cuộc chơi để tổng hợp sức mạnh, dĩ nhiên trong cuộc chơi đó Mỹ là quân bài chủ chốt. Mỹ không chỉ sử dụng chiến thuật để kiềm hãm, hạ bệ các quốc gia có nguy cơ trở thành đối thủ, mà trong lúc “kêu gọi” đàn sếu đó, Mỹ còn thu về một khoảng lợi nhuận không nhỏ từ các giao dịch.
Ngày 24-06-2019, Express.co.uk cho biết, Úc đang bí mật xây dựng 01 cảng nước sâu cách thành phố Darwin 40 km về hướng đông bắc để phục vụ cho các hoạt động thương mại, công nghiệp và quân sự, có khả năng tiếp nhận các tàu chiến đổ bộ cỡ lớn như tàu trực thăng đổ bộ của Úc và tàu USS Wasp của Mỹ, nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Cùng ngày, Sputnik đưa tin, Ấn Độ đang lên kế hoạch ký kết một số thỏa thuận mua vũ khí của Mỹ trị giá 10 tỷ USD trong vòng 02 đến 03 năm tới, bao gồm 10 máy bay tuần tra hải quân P-8I trị giá 03 tỷ USD, 24 chiếc trực thăng đa năng chống ngầm MH-60 trị giá 2,6 tỷ USD, 06 máy bay trực thăng tấn công Apache 930 triệu USD và hệ thống phòng không gần 01 tỷ USD.
Hướng đi chiến lược của Việt Nam
Không thể phủ nhận về tiềm lực, thực lực của Mỹ nhưng cũng có sự hào nhoáng bên ngoài, khiến nhiều người ảo tưởng. Tuy nhiên, khi Việt Nam mở rộng cánh cửa hội nhập, hợp tác, phát triển thì Việt Nam sẽ hợp tác với đa quốc gia. Từ Mỹ, Nga, Anh đến các nước láng giềng, vừa tìm cơ hội hội nhập quốc tế, vừa giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Việc Việt Nam hợp tác khai thác khoáng sản với Mỹ, Nga, Nhật và sắp tới là Anh quốc càng cho thấy vị thế, chiến lược thiết lập những gọng kiềm vững chắc bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam. Đâu phải ngẫu nhiên mà Giáo sư Panos Mourdoukoutas thuộc Đại học LIU Post Mỹ đưa ra nhận định: “Việt Nam có chiến lược bảo vệ từng centimet chủ quyền”. Hay một luật sư ở hải ngoại nổi tiếng chống chính quyền Việt Nam như Hoàng Duy Hùng phải thốt lên: “Tôi thấy lãnh đạo Việt Nam làm việc có mưu lược chứ không hèn nhát!”
Thế mới nói, người lãnh đạo của một đất nước cần phải có chiến lược, tư duy độc lập. Cạm bẫy ngoài kia nhiều vô kể. Trên thế giới này, không một nhà lãnh đạo đất nước nào hay thành phần nào đủ tầm để dạy dân tộc Việt Nam, dạy người lính hay mách nước cho lãnh đạo đất nước Việt Nam phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc!
Việt Nam sẽ vẫn tự chủ, vừa hợp tác phát triển đất nước, vừa đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương; không theo nước nào, không nịnh nước nào và tuyệt đối không để phụ thuộc vào bất cứ ai.
Thái Thanh