+
Aa
-
like
comment

Vừa mới trải qua 2 đợt dịch an lành, chẳng lẽ các bạn đã quên Nhà nước là ai?

24/10/2020 11:08

Câu chuyện Thủy Tiên vận động được hơn 100 tỷ đồng cho đồng bào miền Trung trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong những ngày qua. Đây là việc đáng hoan nghênh, và chuyện chẳng có gì để nói, để bàn khi xuất hiện những bàn tay nhám nhúa tung chiêu trò chính trị hóa lấp ló tư tưởng đả kích “người dân không tin tưởng chính quyền nên mới ủng hộ 100 tỷ cho Thủy Tiên”, và một bộ phận ngồi nhà trùm mền bắt đầu lên đồng xốc xỉa hỏi “chính quyền ở đâu giữa mùa lũ”. Chẳng lẽ, vừa mới trải qua 2 đợt dịch an lành, các bạn đã quên Nhà nước là ai?

Lũ về, quân đội, công an, lãnh đạo chính quyền địa phương là những người sát cánh cùng dân. Nơi hiểm nguy, rốn lũ cũng chỉ có họ mà thôi

Nói về lũ lụt ở miền Trung, năm nào cũng diễn ra và những năm trước, khi không có Thủy Tiên thì ai hỗ trợ cho người dân khắc phục thiên tai? Là ai nếu không phải là chính quyền, là quân đội, công an và đoàn viên tình nguyện?

Người dân miền Trung là người trong cuộc chứng kiến và biết hết, bão lũ về, chính quyền hỗ trợ là chủ yếu, và mạnh thường quân thì chỉ được một phần. Lũ về, hàng nghìn cán bộ chiến sĩ, các sư đoàn sống cùng dân trong tâm bão, để di chuyển dân đến nơi an toàn và tuần tra mọi địa hình, chổ nào có nguy cơ sạt lở để ứng cứu cho người dân. Khái niệm ở nhà lo cho người thân hoàn toàn không hiện diện nơi các cán bộ chiến sĩ và cán bộ cơ sở.

Là ai nếu không phải là chính quyền, là quân đội, công an và đoàn viên tình nguyện?

Đoàn từ thiện về nơi rốn lũ, đa phần cũng chỉ trao quà, tiếp tế rồi di chuyển. Còn cán bộ, chính quyền địa phương, công an, bộ đội thì thức trắng đêm cứu hộ, ngày này qua ngày khác. Họ phải trực chiến nơi sở chỉ huy và đi sâu vào nơi rốn lũ để cứu dân, đưa đến vùng an toàn; vừa chỉ đạo vừa làm công tác thống kê xem bao nhiêu hộ dân đã di dời, ai còn mắc kẹt. Như hình ảnh ghi nhận của phóng viên từ tâm lũ, Chủ tịch xã An Thủy, Lệ Thủy, Lê Văn Quyết phải cùng công an xã, cán bộ xã bơi cứu dân thoát chết trong lũ. Cứu xong kiệt sức phải nhờ y tế đến tiêm thuốc mới hồi sức để lo cho dân.

Sau khi nước rút, lũ đi qua, có được bao nhiêu đoàn từ thiện về giúp dân hiệu quả và thiết thực? Hay tất cả là ngân sách Nhà nước?

Hiện thực phản ánh rõ nét, biết bao nhiêu ngôi nhà sập sau lũ, đa phần cũng là nhà nước hỗ trợ xây dựng lại.  Rồi hạt giống mới, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo, cho bà con vay vốn làm ăn, để người dân dựng xây ổn định cuộc sống, hầu như tất cả là từ chính sách và ngân sách của Nhà nước.

Sau tất cả, những hình ảnh dầm mình trong nước lũ cứu người già, trẻ con và tài sản của nhân dân đến nơi an toàn đã cho chúng ta thấy được sự nỗ lực tột cùng về tinh thần phụng sự của những người lính

Đợt lũ năm nào mà không có mất mát, không có chiến sĩ vì cứu dân mà hy sinh! Vừa mới đây đã có 30 đồng chí ra đi vĩnh viễn rồi đấy. Thế nên, đừng tưởng người nổi tiếng quyên góp được 100 tỷ là to, tất nhiên tấm lòng của họ phải ghi nhận nhưng đừng nhầm tưởng, đừng chỉ có nhìn vào những thứ được tuyên truyền là quên đi hàng triệu con người thầm lặng.

Để giúp đất nước này khắc phục hậu quả bão lũ, không phải chỉ 100 tỷ từ Thủy Tiên quyên góp là đủ, mà cần nhiều bàn tay. Cũng đừng ảo tưởng, diễn biến cho con số 100 tỷ mà nhiều người chuyển cho Thủy Tiên thành chế độ này sụp đến nơi, hay người dân chẳng tin chính quyền. Hãy nhìn vào con số 2.400 tỷ đồng Nhà nước có được chỉ sau 2 tiếng Thủ tướng phát động phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” đi rồi sẽ thấy niềm tin người dân vào chính quyền và sức mạnh đất nước này từ đâu mà có.

Với những ai đang hỏi ngây ngô “nhà nước ở đâu” hay nghĩ tất cả vẫn ổn khi không có chính quyền, thì có lẽ cũng nên nhìn và nhớ lại một chút về 2 đợt dịch vừa qua, dường như các bạn đã vội quên Nhà nước là ai?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vào Quảng Bình để trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lụt và thăm hỏi, động viên, tặng quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Trước tình hình mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở Miền Trung, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm cấp 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho 5 tỉnh miền Trung để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước.

Các tỉnh được bổ sung kinh phí gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 100 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh trên căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, có trách nhiệm sử dụng nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để kịp thời thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước, bảo đảm đúng đối tượng, chế độ quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các văn bản pháp luật có liên quan.

Kết thúc đợt thiên tai do mưa lũ, UBND các tỉnh trên kiểm tra, tổng hợp số liệu thiệt hại do thiên tai; kết quả chi thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ quy định; báo cáo nhu cầu kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai gửi Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức hỗ trợ chính thức từ ngân sách Trung ương cho ngân sách từng địa phương theo quy định tại Quyết định số 37/2019/QĐ-TTg, ngày 27-12-2019, của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg, ngày 19-1-2016, của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.

Thanh Trúc 

Bài mới
Đọc nhiều