Vụ việc tại Đồng Tâm: Sự thật chỉ có một
Đến hôm nay tôi mới lên bài về Miếu Môn, không phải vì tôi không có thông tin, hồ sơ mà trước hết, tôi muốn lắng nghe ý kiến, tâm tư, những bức xúc của các anh chị – những trí thức tiến bộ, những người sinh hoạt lâu năm ở Hội luật gia, những Luật sư mong muốn dân chủ triệt để, anh chị bác sĩ, văn nghệ sĩ, KTS, những người vẫn đang cầm thẻ Đảng viên sinh hoạt Đảng ở các Doanh nghiệp, những người bạn Doanh nhân đáng kính v.v và v.v…
Tôi hiểu, có những cá nhân còn những ẩn ức riêng nên mỗi khi có thể nhân danh điều gì đó để đòi lại công bằng trong tưởng tượng hoặc trút ra những uất ức trên trang mạng thì các bạn sẽ bớt đau. Có điều khi phải chọn, tôi sẽ chọn đứng về lẽ phải, điều nên làm vì mình, vì đại bộ phận người dân cần bình an mỗi ngày và khao khát được đón những cái tết thanh bình, sống chính danh và tuân thủ pháp luật.
Bây giờ, những tài liệu, thông tin mà tôi thu thập dưới đây, tôi cố gắng ngắn gọn, dễ hiểu nhất có thể để các anh chị, hiểu rõ sự thật vấn đề về Đồng Tâm:
Đất Quốc phòng khu vực sân bay Miếu Môn có tổng diện tích là 239,9ha (sau khi trừ 2,5ha đường giao thông và 0,7ha sai số đo đạc thì còn lại là 236,7ha), nhiều hơn 28ha so với diện tích 208ha được thu hồi theo QĐ 113/TTg ngày 14/4/0980 của TTCP. Nguyên nhân là do năm 1982, nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao cho Bộ Tư Lệnh Công binh ngoài diện tích 98,84ha đất năm trong quy hoạch giai đoạn 1 và bàn giao luôn 31,9ha đất bị ảnh hưởng của thi công, dự kiến thu hồi gia đoạn 2.
Tổng diện tích đất quốc phòng khu vực sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là 64,11ha được thu hồi từ 3 đơn vị là Nông trường quốc doanh Lương Mỹ, Xí nghiệp vôi đá Miếu Môn và HTX nông nghiệp Đồng Tâm. Không có diện tích 106ha và cũng không có diện tích đất nông nghiệp nào là 59ha còn tồn tại ở khu vực trên. Việc một số dân xã Đồng Tâm khẳng định chỉ có 47,36ha là đất quốc phòng ở khu vực này là KHÔNG CÓ CƠ SỞ.
Sau khi thi hồi 64,11ha đất thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, do chưa thi công đến, từ những năm 1981, các đơn vị quân đội đã tạm giao một phần diện tích đất quốc phòng theo nội dung QĐ số 386-QĐ/UB ngày 10/11/1981 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình cho chính quyền xã Đồng Tâm sử dụng vào mục đích nông nghiệp dưới dạng hợp đồng canh tác đất tăng gia (trong đó có diện tích đất ở khu vực mà người dân địa phương thường gọi là Đồng Sênh). Chính vì vậy mà từ năm 1981 đến 2012, người dân địa phương vẫn được canh tác nông nghiệp ở diện tích đất trên (kiểu như cứt trân để lâu hóa bùn, dân tưởng là đất thuộc quyền sử dụng của tổ tiên nhà mình)
Trong quá trình thu hồi đất của Xí nghiệp đá Miếu Môn, các đơn vị quân đội chưa tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng 7 hộ dân là công nhân xí nghiệp, sau còn 5 hộ và hiện nay “nở” ra thành 14 hộ đang sử dụng đất quốc phòng. Việc UBND huyện Mỹ Đức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời các hộ dân đang sử dụng đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng tâm theo sự ủy quyền chỉ đạo của UBND TP Hà Nội là đúng theo quy định của pháp luật.
Cũng cần phải nói thêm, Trung tướng Phạm Phú Thái, Anh hùng LLVT, người đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ cho biết: “từ năm 1968 Chính Phủ đã cho phép Quân Đội xây dựng một Sân Bay bí mật ở khu vực Miếu Môn, hệ thống hầm giấu may bay trong các dãy núi song song với đường băng cách đó vài trăm mét. Và đã có thử nghiệm hạ cánh khi sân bay bằng đất và hệ thống hầm đã hoàn thành bước một vào đầu tháng 04/1969.
Khi đó xung quanh sân bay hầu như không có người ở. Sau khi hạ cánh máy bay được kéo vào hầm dưới sự chỉ huy của TTMP Đại tá Phùng Thế Tài.
Một dấu ấn của Miếu Môn (cũng như mọi sân bay quân sự ở VN) là các hầm giấu máy bay ở phía nam sân bay. Các hầm này đều đào xuyên núi ra đường Hồ Chí Minh. Sát khu nhà Viettel còn có một hầm chứa kiểu trực chiến, tức là thông hai đầu cho động cơ luồng, và vẫn được duy tu thường xuyên nên rất sạch sẽ.
Như vậy, sân bay Miếu Môn đã được Chính phủ, quân đội ta xây dựng từ năm 1968 và tháng 4/1969 đã hạ cánh thử.
Lúc này đây, sự tỉnh táo là cần thiết, để nhìn nhận bản chất sự việc, để hiểu đúng và phát biểu đúng. Nếu chúng ta để mình rơi tự do trong mớ thông tin rối ren, rất có thể tự mình đánh gục chính mình, hoang mang không phân định phải trái rồi trở thành con rối để kẻ xấu tiêu khiển, lợi dụng mà không hay biết.
Các hồ sơ, giấy tờ chứng minh rõ hiện trạng đất quốc phòng, không có sự mập mờ, khuất tất nào. Hiện trạng đất sân bay Miếu Môn không có thay đổi, không chuyển dịch mốc giới theo đo đạc của cơ quan chuyên môn, không có việc tăng hay giảm diện tích đất sân bay Miếu Môn và xã Đồng Tâm.
Cái sai của chính quyền trước đây là gì (mà chính quyền trước đây cụ thể là những người thuộc dòng họ Lê Đình Kình) là buông lỏng quản lý nên xảy ra tình trạng thời gian dài, người dân đầu tư tiền của vào cả xây dựng nhà cửa, lấn chiếm đất trái phép. Khi giải quyết những tồn tại này, chính quyền Hà Nội đã có các mức tính toán đền bù phù hợp. Thanh tra Chính phủ kết luận nội dung về việc TP Hà Nội ban hành các quyết định giao đất tại các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) cho đơn vị Quân chủng Phòng không Không quân để tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân là đúng thẩm quyền, phù hợp với các quy định của pháp Luật.
Đối với việc giải phóng mặt bằng một số hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng, Thanh tra TP Hà Nội đã kết luận những sai phạm trong việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 14 hộ dân. Đồng thời, những cán bộ để xảy ra sai phạm cũng đã bị xử lý.
Cụ thể, Bí thư xã Đồng Tâm bị khai trừ Đảng, 3 lãnh đạo khác bị cảnh cáo và một bị khiển trách. Điều đó cho thấy, không có việc bao che cho cán bộ sai phạm như một số thông tin.
Như vậy, trước khi triển khai xây dựng tường bao sân bay năm 2019, thì chính quyền từ TW đến địa phương đã làm đủ các quy trình cần thiết trong giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục khiếu nại hành chính.
Thanh tra CP cũng đã ban hành Thông báo số 611/TB-TTCP ngày 25/4/2019 khẳng định một lần nữa tính chính xác và hợp [háp của Kết luận 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19/7/2017 của Thanh tra TP hà Nội về đất sân bay Miếu Môn.
Theo ông Kình thì đất Đồng Sênh có 106ha, trong đó có 47ha là sân bay Miếu Môn, và 59ha là đất xen kẹt giữa sân bay và trường bắn Miếu Môn của quân đội.
Ông Kình cho rằng 59ha đất đó không phải là đất quốc phòng. Trên 47ha đất sân bay thì có 14 hộ dân (không có ông Kình), nhưng trên 59ha đất xen kẹt thì có quyền lợi của ông Kình và nhiều người dân thôn Hoành.
Về vấn đề này: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thuê Xí nghiệp Tài nguyên Môi trường 1 đo đạc, chồng ghép bản đồ, và xác định diện tích sân bay Miếu Môn là 64ha, và toàn bộ là đất quốc phòng, chứ không có diện tích 59ha nào như ông Kình nêu.
Mặt khác: Thanh tra Hà Nội và Thanh tra Chính phủ cũng đã đi thực địa, và khẳng định các cột mốc cắm từ thập niên 1980 còn rất tốt. Ngoài mốc năm 1980, còn có mốc Quân chủng Phòng không – Không quân cắm vào năm 2016, để chuyển giao đất từ Lữ đoàn công binh PK-KQ sang cho Viettel để xây dựng công trình quốc phòng bí mật.
45 ngày thanh tra toàn diện vụ Đồng Tâm, Thanh tra Hà Nội đã làm rõ, và sau đó là Thanh tra Chính phủ phúc tra lại. Thậm chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ còn về tận huyện Mỹ Đức, chiếu slide giải thích cho dân về các bản đồ. Toàn bộ quá trình đó, ông Kình và những người có liên quan không hợp tác lên huyện để đối chất.
Xin nhắc lại, nguyên nhân sâu xa của những xung đột dẫn đến ba chiến sĩ công an phải hi sinh, đó là những diện tích đất đai của trường bắn, của sân bay, của những khu vực quốc phòng trọng điểm đã bị lấn chiếm. Những diện tích này rộng lớn, bằng phẳng, bộ đội ít không có điều kiện tuần tra bảo vệ, nên “nhân dân anh hùng” cứ thỏa thuê lấn chiếm. Điển hình là chiếm đất lập làng ngay trên cửa hầm máy bay, đào bay cả cái đường lăn cho máy bay chiến đấu tiêm kích.
Trung đoàn không quân 921 Sao Đỏ – anh cả của không quân nhân dân đã phải rời Nội Bài lên tận Yên Bái xa xôi, một phần cũng là vì Miếu Môn đã bị băm nát bét.
Cái oái oăm, là dân Đồng Tâm mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước, là do họ mất niềm tin vào các cán bộ cấp cơ sở. Mà các cán bộ cơ sở, thì không ai khác là con cháu nhà Lê Đình Kình. Phần lớn các ông “quan cách mạng” dòng họ Lê Đình đã ăn cơm cân mặc áo số sau năm 2017, vì những sai phạm bán trời không văn tự.
Xu Nu Pham