+
Aa
-
like
comment

Vụ “tịnh thất Bồng Lai”: Ông Lê Tùng Vân được “về nhà” có phải là đã thoát tội?

Thu Quách - 07/01/2022 11:02

Sáng 7/1, Công an tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 4 đối tượng tại Tịnh thất Bồng Lai. Đánh chú ý, chỉ có 3 bị can bị bắt tạm giam lần lượt là: Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên và Lê Thanh Trùng Dương. Riêng bị can Lê Tùng Vân bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Ông Lê Tùng Vân được “về nhà” có phải là đã thoát tội?

Liên quan đến vụ việc cơ quan điều tra áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khởi nơi cư trú đối với bị can Lê Tùng Vân thay vì bắt tạm giam, có những điều chúng ta cần hiểu đúng ở đây.

Thứ nhất: Về nguyên tắc, sau khi khởi tố vụ án hình sự do có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xem xét làm rõ vai trò của các nghi can để tiến hành khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

“Khởi tố vụ án” và “khởi tố bị can” là các quyết định tố tụng khác nhau, hậu quả pháp lý khác nhau. Việc khởi tố vụ án và khởi tố bị can có thể thực hiện đồng thời hoặc cũng có thể khởi tố vụ án trước, sau đó điều tra, trong quá trình điều tra làm rõ hành vi của bị can nào sẽ khởi tố bị can đó.

Theo quy trình, nếu mới chỉ khởi tố vụ án thì chưa ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cá nhân nào, còn khi đã khởi tố bị can thì sẽ xác định cụ thể người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là ai, đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định pháp luật.

Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ khởi tố các bị can về các tội danh đã được khởi tố trước đó. Có thể khởi tố một bị can với nhiều tội danh, theo đó sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhau theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Với tội lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo thì việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Lê Tùng Vân là có căn cứ. Người phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì mức phạt thấp nhấp theo khoản 1, điều 331) là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm. Trường hợp bị can bị khởi tố thuộc khoản 1 điều 331 thì có thể đánh giá là ít nghiêm trọng theo quy định của pháp luật nên có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú

Về phần 3 trường hợp bị bắt tạm giam, có thể các bị can này thuộc các trường hợp không có nơi cư trú rõ ràng, bỏ trốn, cản trở hoạt động điều tra…

Pháp luật hiện hành quy định đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (trừ các trường hợp đã được quy định bắt buộc phải tạm giam), ông Lê Tùng Vân có thể được xem xét trong trường hợp này vì là người già yếu, trên 75 tuổi.

Nếu cơ quan điều tra tiếp tục khởi tố ông này về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội xâm phạm tình dục thì rất có thể cơ quan điều tra sẽ áp dụng biện pháp tạm giam đối với ông Lê Tùng Vân. Như vậy, việc ông Lê Tùng Vân bị “cấm di chuyển khỏi nơi cư trú” không nói lên tất cả vấn đề “ông không vướn lao lý”.

Hành động của các cơ quan chức năng hiện nay là dựa trên lý và tình – ở chỗ tuổi ông cao. Tuy nhiên, tội trạng thế nào và xét xử ra sao, thời gian ngắn sẽ có câu trả lời xác đáng!

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn – Uỷ viên Thường trực Ủy ban Văn hoá – Giáo dục của Quốc hội:

“Câu chuyện của Tịnh thất Bồng Lai khiến chúng ta phải nghĩ nhiều hơn đến việc làm thế nào để lành mạnh hơn đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, nhận thức đúng và đầy đủ hơn, đặc biệt là vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong việc phát triển văn hóa, trong định hướng phát triển đạo đức con người.

Chúng tôi mong muốn các cơ quan pháp luật làm rõ hơn những sai phạm trong vụ việc Tịnh thất Bồng Lai. Điều này để dọn đường cho những định hướng về nhận thức, định hướng về môi trường trong lành hơn cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đồng thời tránh những tiêu cực, những sai sót không cần thiết trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chung của đất nước”

Thu Quách

Bài mới
Đọc nhiều