+
Aa
-
like
comment

Vụ tin giả ‘Bs khi rút ống thở của mẹ mình để cứu người’: Tác giả trong tấm hình lên tiếng

Trâm Anh - 08/08/2021 14:07

Sáng 8-8, trao đổi với chúng tôi khi vừa hoàn thành ca mổ sinh, bác sĩ Cao Hữu Thịnh, công tác tại Bệnh viện An Sinh, cho biết tác giả hình ảnh em bé sơ sinh trong vụ “bác sĩ Khoa” lan truyền tối qua là của ông. Đây là hình chụp sau ca mổ tại Bệnh viện An Sinh ngày 21-7.

Tối 7-8, một Facebook có tên “Trần Khoa”, tự xưng là “bác sĩ” đã thông tin bản thân quyết định rút ống thở của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Sau đó, “bác sĩ” này kìm nén nỗi đau để vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi và kèm theo hình ảnh 2 bé song sinh vừa phẫu thuật. Thông tin này khiến nhiều người xúc động, cảm phục hành động của “bác sĩ” này.

Theo trợ lý bác sĩ Thịnh, hai hình ảnh trẻ sơ sinh nêu trên được các đồng nghiệp chụp, sau ca mổ do bác sĩ Thịnh thực hiện tại Bệnh viện An Sinh thời gian gần đây.

“Đây là hành vi lừa đảo, việc sử dụng hình ảnh không xin phép vào một mục đích như trên là phạm pháp. Trong lúc dịch bệnh khó khăn, lực lượng y bác sĩ và ngành y tế đang rất vất vả chống dịch, không thể chấp nhận được hành vi lừa đảo nêu trên. Đề nghị các cơ quan chức năng xác minh xử lý nghiêm vụ việc này” – đại diện bác sĩ Thịnh nói.

Sáng 8-8, trao đổi với phóng viên khi vừa hoàn thành ca mổ sinh, bác sĩ Cao Hữu Thịnh, đang công tác tại Bệnh viện An Sinh, cho biết tác giả hình ảnh em bé sơ sinh trong bài viết của “bác sĩ Khoa” lan truyền tối qua là của ông, chụp sau ca mổ tại Bệnh viện An Sinh ngày 21-7.

Bác sĩ Cao Hữu Thịnh

– Phóng viên: Thông tin về bài viết rút ống thở của cha mẹ để nhường cho sản phụ sắp sinh được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Bác sĩ có đọc và nghe câu chuyện này không?

+ Bác sĩ Cao Hữu Thịnh: Tôi có đọc câu chuyện này, nhưng hình ảnh này là của tôi mổ sinh ở Bệnh viện An Sinh với 2 ca khác nhau, mẹ khỏe, bé khỏe và không hề mắc Covid-19.

– Phóng viên: Hình ảnh trong câu chuyện là của bác sĩ, ông có ý kiến gì về việc này?

+ Bác sĩ Cao Hữu Thịnh: Tôi không biết câu chuyện thực hư thế nào. Nhưng chắc chắn đó là hình ảnh của tôi. Bên cạnh đó, sau khi đọc câu chuyện, tôi thấy bất hợp lý. Thứ nhất, theo qui định thì bác sĩ không có quyền rút máy thở của người này cho người kia. Đặc biệt, bây giờ Covid-19 chỉ có 1% là ca nặng, 99% là diễn tiến nhẹ và trung bình không cần máy thở. Máy thở không đến nỗi thiếu như vậy mà phải rút của người này cho người kia.

– Phóng viên: Bác sĩ có thể chia sẻ một chút về hoàn cảnh, nguồn gốc của các bức ảnh như thế nào?

+ Bác sĩ Cao Hữu Thịnh: 2 ca sinh này là tôi theo dõi khám thai, tới đủ ngày đủ tháng thì mổ sinh cho họ thôi và đây cũng là 2 ca khác nhau. Ngày mổ là ngày tôi đăng trên Facebook.

Một đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho biết qua rà soát đến nay chưa thấy có trường hợp bác sĩ Khoa như mạng xã hội thông tin. Vị này cũng chỉ ra một số điểm bất thường trong câu chuyện và cho rằng sẽ tìm hiểu thêm.

Từ khuya 7-8, phóng viên đã nhắn tin cho bác sĩ Khoa, người đăng tải thông tin này để xin được chia sẻ thêm về quyết định nêu trên. Tuy nhiên bác sĩ Khoa nói “cảm ơn” và không chia sẻ thông tin gì thêm.

Chúng tôi nhắn tin trao đổi với một người, được cho là thầy của bác sĩ Khoa (có đăng câu chuyện của bác sĩ Khoa). người này nói bác sĩ Khoa từng đi chống dịch ở Bắc Giang, hiện đang chạy đi cứu F0 vòng ngoài, không trực tiếp làm việc tại bệnh viện.

Tuy nhiên người này nói có chuyện bác sĩ rút máy thở và mổ bắt con tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức). Người này không trả lời ca mổ diễn ra lúc nào và rạng sáng 8-8 thì xóa nội dung chia sẻ trên facebook.

Trâm Anh 

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều