+
Aa
-
like
comment

Vụ Đồng Tâm: Luật sư Mỹ chê công an Việt Nam quá hiền, cảnh sát Mỹ là bắn bỏ!

22/01/2020 10:13

Nhiều chuyên gia, luật sư, nhà nghiên cứu ở nước ngoài cũng đã lên tiếng phản bác, đồng tình với cách giải quyết sự việc Đồng Tâm nếu nhìn ở góc độ pháp luật và thông lệ quốc tế.

Trong đó, Luật sư người Mỹ gốc Việt Hoàng Duy Hùng (cựu nghị viên ở thành phố Houston) đã có những phân tích với cái nhìn khách quan về sự việc Đồng Tâm theo góc độ luật pháp quốc tế. Ông cho biết:

Những người khi đi mua 1 căn nhà, bất kỳ bất động sản nào đều có câu tiếng Anh rõ ràng là Eminent domain nghĩa là chủ quyền tối thượng của đất nước khi đất nước cần trưng dụng về vấn đề quốc phòng, công cộng, an ninh thì bắt buộc, bắt buộc chứ không phải quyền tự chọn nữa là chấp nhận với giá đền bù thỏa đáng của Nhà nước.

Đây là nguyên tắc đầu tiên, là nguyên tắc tất cả người dân Hoa Kỳ đều sống, nguyên tắc tất cả những người Việt sinh sống ở Hoa Kỳ, Australia, châu Âu, Canada đều biết rất rõ.

Không thể ai chối cãi mình không biết về Eminent domain. Đứa học trò lớp 8 cũng biết. Đất nước cần về vấn đề quốc phòng, công cộng, an ninh, đường sá chung thì đất nước có quyền lấy, dùng từ là lấy, thu luôn, thu hồi, không có tranh cãi… Đó là điều thứ nhất phải nắm vững cái đó.

Luật sư người Mỹ gốc Việt Hoàng Duy Hùng

Điều thứ 2 là nhu cầu về vấn đề Eminent domain là nhu cầu lấy đất, nhà nước không cần báo cho dân chúng, nguyên do. Quý vị ở đây sống ở Houston (bang Texas, Mỹ) có nhiều trường hợp người ta lấy đường, xây đường qua, thì người ta lấy trước khoảng 1-2 năm trời, có bao giờ người ta phải nói là người ta lấy phần đó. Thường thì người ta sẽ công bố, nhưng nếu không thì người dân cũng chẳng cần phải biết và cũng không nên biết khi người ta nói đến vấn đề quốc phòng.

Tôi lấy thí dụ ở Houston có cái sân bay quân sự Ellington Field, lúc người ta lấy thì chỉ nói là vấn đề quốc phòng, thì quốc phòng để làm gì thì được trả lời là quốc phòng là quốc phòng. Xây nơi đây trở thành căn cứ không quân. Giai đoạn này ở Houston ngta cho rằng phi trường này không nên dành cho quân sự nên chuyển nó sang thành bán quân sự vv. Cho nên buộc phải cho người dân biết nguyên do quốc phòng là gì thì cũng không. Đó là nguyên tắc.

Phần đất sân bay Miếu Môn ở Việt Nam, năm 1980, Thủ tướng đã ra 1 thông cáo sử dụng phần đất này cho quân sự, tức là sân bay miếu môn trở thành 1 sân bay quân sự để lỡ có chiến tranh thì không quân có thể sử dụng để bảo vệ đất nước. đó là 1 nhu cầu tất yếu của đất nước, rất cần trong giai đoạn đó…Thủ tướng ra thông cáo này và yêu cầu thành lập 1 sân bay quân sự là 1 nhu cầu quân sự của đất nước.

Bộ Quốc phòng Việt Nam qua các quân binh chủng đã trả tiền đàng hoàng, còn có biên bản đàng hoàng, đền bù thỏa đáng cho người dân, giá cả thời gian đó, chứ không phải tính giá bây giờ.

Khi tôi còn làm nghị viên ở thành phố Houston, người Mỹ, khi người ta đền bù 1 cái gì xong thì người ta cho người tới lấy chủ quyền liền, 1 là cho người ở, 2 là mời những người đó ra để đất thuộc thành phố.

Người Mỹ không có cảm thương, rất thực tế, nên không có chuyện cho ở tạm. Nhưng người Việt lại có cảnh đó. Lấy tiên đền bù xong thôi cho ở tạm tại vì nếu ra đi trong thời gian chuyển qua chuyển lại, để trống đất uổng nên cho ở tạm 2 tháng vv. Chính cái ở tạm này nó đã gây ra nhiều vấn đề, gây ra cảnh lấn sân, lấn đất, lấn thêm, rồi là thấy giá cả thị trường lên thì đòi thêm giá. Cảnh đó xảy ra nhiều lần đối với Việt Nam.

Luật sư người Mỹ gốc Việt Hoàng Duy Hùng

Cho nên những người được ở lại có rất nhiều dữ kiện, rồi bắt đầu họ, có người tôn trọng luật pháp thì không nói, nhưng những người như gia đình ông Lê Đình Kình không tôn trọng luật pháp, nhất định biến khu vực đó trở thành tài sản của gia đình. Mà chính phủ đã nhiều lần xuống điều đình, mà ông Kình không dám đưa ra tòa vì đưa ra thì không có pháp lý nên chỉ sử dụng chiêu thức là ăn vạ ở đó.

Ăn vạ, rất là tồi, đây là đất quốc phòng, không phải mới quy định mà có từ những năm 1980, ông ta cũng thừa biết vậy và trên văn bản cũng quy định đó là đất quốc phòng. Khi đất quốc phòng người ta yêu cầu thì phải trả lại lập tức chứ. Nhưng không, đây bắt đầu ăn vạ, ăn vạ xong đặt kế hoạch. Bây giờ có bác nào bên Mỹ giỏi thì ra phi trường Los Angeles cắm cái lều xuống đi, đất của người ta thì trả lại cho người ta, Không thể nào tự lấy rồi lập kế hoạch như bom xăng, hầm chông, lựu đạn, vũ lực.

Như vậy là làm loạn, là biến thành thảo khấu. Thời đại nào thì thảo khấu cũng phải diệt, biến thành thảo khấu rõ ràng là như vậy. Cho nên khi chiến sĩ công an vào thì thấy rất tội nghiệp. Những người phụ nữ tấn công luôn cả công an, rồi thấy ỉ i là thời đại mới này có điện thoại thông minh thì truyền các hình ảnh là cứ việc tấn công. Rõ ràng là họ tấn công công an phải nhẫn nhịn.

Điều thứ 3 là vấn đề chống lại người thi hành công vụ ở Mỹ. Ở bang Texas, có cơ quan Texas Alcoholic Beverage Commission (TABC) là một cơ quan công cộng Texas chịu trách nhiệm điều tiết, kiểm tra và đánh thuế việc sản xuất, bán và sử dụng đồ uống có cồn trong tiểu bang. Chỉ cần người bán bia rượu cho người dưới 21 tuổi mà cơ quan này nắm được thông tin chứng cứ thì họ cho cả 1 tiểu đoàn cảnh sát vô bắt người đó, đóng cửa cửa hàng luôn. Nếu phản kháng thì người ta nói đây là luật của Mỹ, chống lại thì tăng thêm tội là tấn công người thi hành công vụ.

Người thi hành công vụ đúng hay sai thì chưa cần biết nhưng người ta đòi hỏi mình phải tuân thủ người thi hành công vụ, sau đó người dân mới có thể phản kháng hay kiến nghị. Ở Việt Nam thì thấy ngạc nhiên vô cùng, kiểu đó bên Mỹ bắn chết liền, bắn chết chứ không giỡn mặt.

Tấn công cảnh sát, các hành vi bạo lực, Nhà nước quá hiền để một số người dân làm loạn. Ở Mỹ, những người bán rượu bia chỉ cần bán sản phẩm cho những người mà mình tưởng đã trên 21 tuổi mà khi cảnh sát ập vào bắt đi thì chắc chắn không dám phản kháng. Những người đó chỉ riu ríu “dạ thưa, dạ thưa”,

Chuyện bán rượu bia cho người vị thành niên nhiều khi chỉ là lỡ thôi, thí dụ người da đen để râu ria tưởng 21 chứ 21 tuổi 364 ngày cũng gọi là vi phạm. Đó là cách làm luật của người Mỹ là như vậy. Sao mấy ông bên này không ra mà bảo đó là luật pháp bất nhân đi? Sao không dám tranh đấu với người Mỹ đi? Mà cứ hay thỏ mõm sang Việt Nam để nói những chuyện kỳ cục như vậy.

Ở Việt Nam, khi cảnh sát thi hành công vụ thì các bác, cô, bà cứ phải thi hành đi cái đã. Nếu không đồng ý kiến thì có kiến nghị, ra trước tòa giải quyết đàng hoàng. Chứ thấy công an vào lập tức vít đầu xuống đánh, thế mà cho rằng đó là quyền tự do, là nhân quyền? Làm cán bộ khổ lắm. Kiểu đó khổ thiệt. Chứ làm công an cảnh sát Mỹ là sướng. Người dân không dám hành động kiểu vậy.

Nên nguyên tắc thứ 3 là chống người thi hành công vụ là tội phải xử nghiêm minh, để cho người dân thi hành theo. Mỹ sử dụng từ mấy trăm năm nay. Thí dụ, có 1 gia đình Việt Nam mà tôi đại diện không chịu cắt cỏ trước nhà. Luật của tiểu bang là khác nhưng luật ở khu đó quy định phải cắt. nhưng anh ta cứ nói giống như kiểu ở Việt Nam là tôi tự do mà, sau 1 tháng thôi, bên Homeowner association (HOA) (là một hiệp hội tư nhân thường được thành lập bởi một nhà phát triển bất động sản với mục đích tiếp thị, quản lý và bán nhà và lô trong một phân khu dân cư) gửi thư về báo là phải cắt cỏ đi, không thì chúng tôi cắt và tính tiền.

Anh này mới qua đây vài năm thì nghĩ là nhà mình mình không cắt đâu có sao. Thì bên HOA báo 3 lần không cắt, thì họ xuống họ cắt. Thì họ tình tiền cắt đó rồi gửi hóa đơn cho anh ta, trong khi anh ta nghĩ rằng được cắt chùa, không trả. 6 tháng sau, họ đưa căn nhà bán đấu giá, coi như mất không. May là Texas cho phép anh này phải trả toàn bộ chi phí cắt cỏ, đấu giá để lấy lại. Phản kháng cũng không được. Phải trả giá trị nửa ngôi nhà. Chừa. Cắt là phải cắt cỏ, sơn nhà phải đúng màu cứ không phải cứ ỉ i là tự do của tôi, nhân quyền của tôi mà.

Nước Mỹ đó, nhân quyền đó, người ta đâu ra đó, minh định. Nếu phản kháng cảnh sát đến bắt ngay. Do đó, việc cảnh sát thi hành công vụ mình phải tuân thủ. Mình là người dân công chính thì phải khuyến khích người dân không được chống lại người thi hành công vụ.

Thêm 1 thí dụ, đang đại diện cho 1 thân chủ, anh này lái Uber xe lạc đường, lỡ lạc vào khu vực công cộng vào ổ người gia trắng, chuyên kì thị, Orange County ở Texas. Gặp ngay cảnh sát kêu rời ngay, nhưng vừa lùi xe thì gặp nhóm kỳ thị nói anh ta say rượu trong khi anh ta không say, rồi không lý do gì cũng cùm anh ta rồi tống vào tù tạm giam. May mắn, là cảnh sát cùm sai trái, nhưng lúc đó anh ta vẫn phải thinh lặng chứ phản kháng là đập chết ở khu vực đó. Tại tòa án mới trình bày, chứ không phải lúc đó kêu oan rồi phản kháng.

Nên người dân Đồng Tâm tấn công cảnh sát là có lỗi đầu tiên, còn nếu có gì không phải thì cần phải để tòa án xét xử sau. Nguyên tắc thứ 4 mà xã Đồng Tâm vi phạm, đó là khi liên quan đến vấn đề đất đai, khi đã cho mục đích quốc phòng…Khi người dân sử dụng vũ khí, vũ lực để giữ đất thì đó là thảo khấu. Ở Mỹ, một số người không đồng ý, nhất là những người da đỏ, họ thủ, họ mua súng ống, nhưng Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI cuối cùng phải cho đặc nhiệm đến tiêu diệt hoặc bắt đi.

Chính quyền Mỹ cho những người đó là thảo khấu (insurgent –kẻ nổi loạn), không chấp nhận được. Mỹ có nhiều thổ dân, ở từ xưa, sau khi Mỹ thành lập nhà nước, cũng cho thổ dân một số đất tự trị. Tự trị không có nghĩa là độc lập, nhưng khi họ đòi thêm quyền để độc lập hơn thì Mỹ lập ra những đội đặc nhiệm tấn công nơi này chỉ vì những người này muốn đòi độc lập. Nhưng có ai lên án không? Không. Nếu người thổ dân sử dụng súng ống mà làm 1 trong những người FBI bị chết thì chính quyền trừng trị tới nơi tới chốn. FBI có quyền bắn chết luôn.

Quý vị xem cảnh Lê Đình Kình nào là có lựu đạn, bom xăng làm 3 cảnh sát hy sinh. Nối đó chỉ là vấn đề giá cả đền bù đất đai nhưng nếu chưa thỏa đáng thì nhà Kình cần thuê luật sư, ra tòa. Chứ không được sử dụng vũ khí, vũ lực chống đối.

Những người công an đã hy sinh tại chiến trường đối với 1 nhóm thảo khấu như vậy. Việc làm đó vi phạm nguyên tắc thứ 4 là biến họ thành thảo khấu, tiếng Anh là armed insurgent, nghĩa là những người nổi loạn có vũ trang.

Đối với những người này không thể được hưởng theo quy định bình thường được. Ông Kình khi cầm lựu đạn tính ném vào chiến sĩ công an thì bị tiêu diệt. Tôi lên án gắt gao. Nhà nước đã làm hết mình để đối thoại nhưng ông kình không chịu đối thoại. Hòa hợp dân tộc không phải là 1 chiều mà là 2 chiều. Nhà nước đã mở ra thì những người kia phải biết đón nhận theo luật pháp, hòa hợp dân tộc không có nghĩa là vô luật pháp. Cách làm của ông Kình là vô luật pháp, ông này tự biến mình thành cường hào, địa chủ, lãnh chúa trong Đồng tâm đó hả? Luật pháp đâu.

Những ai cho rằng hòa hợp dân tộc không được thi hành thì là tại quý vị, chứ không phải nhà nước và người dân Việt Nam không muốn hòa hợp dân tộc. hòa hợp dân tộc là con đường tất yếu phải đi, những ai chống lại là vô luật pháp, không ai chấp nhận.

Luật sư người Mỹ gốc Việt Hoàng Duy Hùng

Bài mới
Đọc nhiều