+
Aa
-
like
comment

Không phải lúc nào cũng phải là súng ống, còng, xích hay chó nghiệp vụ

Khánh Đăng - 01/08/2022 11:54

Vào ngày 31/7, một người đàn ông sử dụng súng AK xông vào cướp tiệm vàng ở khu vực chợ Đông Ba, TP Huế. Điều đáng nói, sau khi cướp được một số lượng vàng nhất định, nghi phạm đã quăng vàng vương vãi ra đường và nói đó là vàng cho người nghèo. 

Nghi phạm Ngô Văn Quốc bị đưa về trụ sở công an.

Được biết, trong lúc cố thủ tại khu vực cầu Gia Hội, người đàn ông đã đòi gặp, nói chuyện với Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, người trực tiếp chỉ đạo hiện trường lúc đó. Ông Sơn kể rằng, lúc đầu đối tượng muốn tự sát thì ông đến, thuyết phục và phân tích cho nghi phạm biết những cái được và mất của ý định ấy. Ngoài ra, ông nói thêm: “Tôi đã khẳng định với nghi phạm rằng sẽ đưa người này ra tận xe, không ai dám làm gì anh ta. Lúc này, nghi phạm vẫn còn cầm súng, trong băng đạn còn 10 viên”. Được sự khuyên giải của Đại tá Đặng Ngọc Sơn, nghi phạm đã từ bỏ ý định tự sát, rồi hạ súng đầu hàng.

Hành động thuyết phục nghi phạm của Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ cho thấy sự kịp thời, linh hoạt và chủ động của lực lượng an ninh đất cố đô mà còn cho thấy cách xử lý rất kiên nhẫn của các cán bộ, chiến sĩ công an Việt Nam nói chung trước các loại hình tội phạm có vũ trang, đặc biệt nguy hiểm. Những tên tội phạm vũ trang hay có dấu hiệu mất năng lực kiểm soát hành vi luôn là những đối tượng nguy hiểm nhất, tự sát và giết chóc trở thành “liều thuốc” trấn an họ vào những lúc như thế.

HIện trường nơi xảy ra vụ việc.

Tuy nhiên, công an Việt Nam đã làm được một điều mà lực lượng an ninh nhiều nước không làm được. Đó là thuyết phục, cảm hóa thay vì nổ súng, triệt tiêu nghi phạm. Ở nhiều nước phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, rất hiếm khi nhìn thấy cảnh sát thuyết phục, trấn an, tác động tâm lý nghi phạm. Đặc biệt, khi nghi phạm gây rối, la lối um sùm hoặc cầm súng thì cảnh sát Mỹ chẳng cần phải suy nghĩ, nhanh chóng cho đối tượng ăn “kẹo đồng” ngay. Theo báo cáo của Human Rights Watch, riêng ở Mỹ, bạo lực từ cảnh sát đã gây ra cái chết cho khoảng 20 – 30% dân cư, nhiều nhất là người da màu.

George Loyd – một nạn nhân từ bạo lực cảnh sát ở Mỹ.

Trở lại vụ việc ở Huế, toàn bộ diễn biến chỉ vỏn vẹn có 20 phút nhưng trong 20 phút ngắn ngủi đó, người chiến sĩ công an Việt Nam, bằng nghiệp vụ và đạo đức, đã rất nỗ lực trong việc cảm hóa một con người lầm lạc. Hành vi sử dụng vũ khí và cướp là vi phạm pháp luật nhưng suy cho cùng, người đàn ông ấy vẫn là con người, cũng có suy nghĩ, tâm tư, tình cảm. Việc đánh thức được “mầm thiện” trong họ thông qua cảm hóa vẫn tốt hơn rất nhiều nếu như công an nổ súng triệt tiêu. Cho người đàn ông cơ hội hoàn lương, sửa chữa cuộc đời vẫn tốt hơn biết bao nhiêu.

Đăng Võ

Bài mới
Đọc nhiều