Vụ án liên quan bà Trương Mỹ Lan ngày càng nóng
Liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát, Bộ Công an đã công bố khởi tố 45 bị can, trong đó có 7 bị can đang bị truy nã. Doanh nhân Trương Mỹ Lan bị bắt tạm giam từ cuối năm 2022.
VKSND Tối cao ngày 4-11 đã phê chuẩn khởi tố 4 bị can, thay đổi tội danh 1 bị can bị khởi tố trước đó trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (viết tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ) và các tổ chức, đơn vị liên quan.
Truy nã 7 bị can bỏ trốn
Cụ thể, VKSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với Dương Tấn Trước từ tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” sang tội “Tham ô tài sản”.
Ngoài ra, VKSND Tối cao cũng phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với 4 bị can: Nguyễn Thanh Tùng; Lê Văn Chánh; Đào Chí Kiên và Lê Thị Kiều Trang cùng về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Cũng liên quan vụ án này, gần đây nhất, vào cuối tháng 10-2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 7 bị can, gồm:
Nguyễn Thị Thu Sương, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB);
Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT SCB;
Chiêm Minh Dũng, cựu Phó Tổng Giám đốc SCB;
Trầm Thích Tồn, cựu thành viên HĐQT SCB;
Sun Henry Ka Ziang (quốc tịch Trung Quốc), thành viên HĐQT SCB;
Lam Lee George, cựu thành viên HĐQT SCB.
Do 7 bị can nêu trên đều đã bỏ trốn nên Bộ Công an đã ra quyết định truy nã.
Đầu tháng 10/22
Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Cùng với đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) – Bộ Công an đã khởi tố, thực hiện lệnh bắt tạm giam nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
C03 cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor; Hồ Bửu Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát…
Tính đến cuối tháng 12-2022, đại diện Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đã khởi tố 2 vụ án và 27 bị can để điều tra sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Cơ quan chức năng cũng tiến hành các nghiệp vụ điều tra, kê biên tài sản, thu hồi triệt để nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà nước và các nhà đầu tư.
Tháng 3/2023
C03 đã khởi tố 5 bị can thuộc đoàn thanh tra liên ngành do Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chủ trì.
Trong đó, Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước, bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ”. Bà Nhàn là trưởng đoàn thanh tra Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã cùng các thành viên trong đoàn báo cáo không đúng sự thật, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước không giám sát, kiểm soát SCB kịp thời. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Bước đầu điều tra, C03 xác định từ năm 2018 – 2020, các bị can có liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty CP Đầu tư Quang Thuận, Công ty CP Dịch vụ thương mại TP HCM, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sunny World cùng các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định.
Cụ thể, tạo lập 25 gói trái phiếu mã ADC-2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 với tổng giá trị 30.081 tỉ đồng để bán cho người mua, huy động tiền và chiếm đoạt.
Về mặt kinh tế, hành động của các bị can đã khiến các nhà đầu tư bị thiệt hại 30.000 tỷ đồng. Đây là một khoản tiền rất lớn, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều gia đình. Ở khía cạnh xã hội, việc làm của các bị can đã làm xấu đi môi trường đầu tư của Việt Nam, làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để ngăn ngừa các vụ án tương tự xảy ra trong tương lai, cần có những giải pháp đồng bộ từ phía cơ quan chức năng, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Đông Duy