+
Aa
-
like
comment

Vụ án Đường “Nhuệ” – nơi nhân dân đặt niềm tin để xây dựng đúng một xã hội thượng tôn pháp luật.

Phạm Minh Hà - 17/04/2020 18:19

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa có yêu cầu làm rõ, kể cả việc mở rộng điều tra đối với các hành vi có dấu hiệu phạm tội hoạt động có tổ chức, mang tính chất “xã hội đen” của băng nhóm Đường “Nhuệ”.

Sau chỉ đạo của Phó thủ tướng thì, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói rằng: “Sự việc đang được điều tra, nếu có tình trạng này sẽ phải xử lý ngay. Người dân có thể đặt ra rất nhiều tình huống nhưng tất cả đều phải làm việc, điều tra theo quy định của pháp luật”.

Chân dung vợ chồng Dương Đường trùm băng nhóm xã hội đen ở Thái Bình

Đại Tướng Tô Lâm trả lời trước báo chí rằng: “Lực lượng đang trực tiếp điều tra cần phải chấp hành các quy định trong quá trình điều tra để ngăn chặn tội phạm, giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho người dân để làm sao giảm được tội phạm trong xã hội… Đối với vụ việc đã xảy ra rồi thì phải khẩn trương đấu tranh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật”.

Thông điệp của Phó thủ tướng và Bộ trưởng Bộ công an như lời cam kết điều tra, xử lý những hành vi vi phạm, kể cả các hành vi bảo kê, chống lưng cho Đường “Nhuệ” và băng nhóm xã hội đen Thái Bình – nếu có. Và thông điệp đó chính là sự khẳng định của những người đứng đầu bộ máy với việc đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân.

Đây là hai chỉ đạo rất trúng, rất kịp thời. Bởi xã hội đen bảo kê sẽ không thể hoạt động nếu không có chống lưng, hoặc làm ngơ từ phía cơ quan chức năng. Nhất là những hành động đó được thực hiện giữa “thanh thiên bạch nhật”, khi mà cuộc sống bình thường của người dân đều bị ảnh hưởng phần nào về băng nhóm xã hội đen này.

Liệu Đường “Nhuệ” có ai chống lưng hay không, hãy nhìn thẳng vào thực tế mà những người dân sống trong “vỏ bọc” bảo kê của tổ chức xã hội đen này họ trở nên yếu thế và nhỏ bé như thế nào.

Trước hết hãy nói đến câu chuyện thực tế có thể gây nên sự không tin từ nhiều người, đó là việc băng nhóm của Đường “Nhuệ” từng đánh người đến mức vỡ cả xương hàm mặt, không phải ở “ngoài vòng pháp luật” tại ngay trụ sở công an phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình.

Dù rằng tỉ lệ thương tật của nạn nhân được xác định là 15%, dù gia đình bị hại có đệ đơn tố cáo tới cơ quan công an về tội “Cố gây thương tích” và được cơ quan công an thụ lý lá đơn, tiến hành khởi tố. Nhưng điều gây “ngạc nhiên” nhất đó là 7 tháng sau, công an thành phố Thái Bình quyết định tạm đình chỉ điều tra với lý do hết sức khó nghe là: “chưa xác định được bị can trong vụ án” và “hết thời hạn điều tra”.

Đây là vụ án được cơ quan CSĐT của thành phố Thái bình thực hiện năm 2015 và “giải quyết” nhanh gọn bằng kết thúc thời hạn điều tra vào đúng năm. Hơn nữa, người đưa ký quyết định thông báo điều tra với nội dung quyết định khởi tố vụ án hình sự “cố ý gây thương tích” và quyết định tạm đình chỉ bởi chính một người.

Hay sự việc sau khu Đường “Nhuệ” bị bắt, thì hàng loạt các đơn tố cáo việc băng nhóm xã hội đen do Đường cầm đầu đã có hành vi bảo kê dịch vụ mai táng trên địa bàn. Tức là các doanh nghiệp mai táng sẽ được nhóm bảo kê của Đường chia ra làm từng địa bàn để hoạt động, mỗi doanh nghiệp sẽ được thực hiện dịch vụ trong từng xã và không xâm phạm vào lãnh địa của nhau.

Khi một gia đình có người mất đi thiêu thì doanh nghiệp dịch vụ mai táng sẽ phải “báo cáo” tên tuổi, thòi gian, địa điểm cho nhóm bảo kê, gọi là “báo ca”. Định kỳ 2 lần mỗi tháng và họ phải đóng tiền ấn định là 500.000 VNĐ cho một lần hoả thiêu.

Điều này thật là quả là “tán tận lương tâm” những kẻ đến sống không buông, chết không tha để tìm mọi cách “ăn chặn tiền của dân không từ một thứ gì”. Đáng khinh bỉ hơn đó là những số tiền này sẽ được báo là khoản “tự nguyện làm từ thiện”.

Hơn nữa, hành động động này đã được nhóm bảo kê của Đường thực hiện từ suốt năm 2017 tới nay. Chúng sẽ làm mọi cách để lấy được 500.000 VNĐ của gia đình người chết, nếu không sẽ cho đàn em dùng vũ lực và đập xe quan tài của gia đình.

Với hai câu chuyện thực tế về nhóm bảo kê của Đường vẫn đang làm, đang thực hiện cũng đủ cho thấy những tích chất côn đồ, lộng hành của băng nhóm xã hội đen ở Thái Bình này. Nhất là chúng “tác oai tác quái” giữa trung tâm thủ phủ của tỉnh Thái Bình, mà không hề có sự quản lý của cơ quan thực thi pháp luật địa phương.

Thử hỏi trách nhiệm và vai trò của đám giang hồ này có “vị thế” như thế nào giữa thành phố này? Và liệu rằng chúng có được bảo kê, chống lưng bởi chính những cơ quan thực thi pháp luật địa phương hay không?

“Tại sao trước đây từng xảy ra các vụ việc như vậy mà đến bây giờ mới làm… Có ai bảo kê? Ai chống lưng?”- Câu nói này chắc sẽ nhiều người bất ngờ vì đây cũng chính là câu hỏi của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nơi “sát vách” với nơi lộng hành của nhóm bảo kê Đường “Nhuệ”. Và hơn hết, câu hỏi này đủ “ngây ngô” khi đặt ra đúng thời điểm đây là án điểm của tỉnh thực hiện điều tra, ngay sau khi Nguyễn Xuân Đường (Đường “Nhuệ”) bị bắt.

Câu nói này lẽ ra chắc chắn người hỏi sẽ không phải là từ Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, mà phải từ chính từ phía người dân, từ chính cơ quan điều tra để tìm ra công lý, sự bình đẳng trong xã hội hiện tại.

Việc giang hồ lộng hành ở địa phương đến nay không phải là câu chuyện mới nên bàn, cần bàn. Mà cách đây không lâu, câu chuyện trùm xã hội đen Út Đáng, tay giang hồ cộm cán, chuyên bảo kê, thu tiền phí bốc vác tại các chợ cá ở TP Cần Thơ bị bắt, làm rõ hành vi giết người. Thì sau đó Đồng Nai khi có Giám đốc công an tỉnh mới cũng diễn ra các cuộc “thanh lọc” cán bộ bảo kê cho giang hồ hoạt động và xử lý các băng nhóm giang hồ lộng hành tại địa phương.

Hay việc Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) khẳng định chắc nịch trên báo chí về việc có hay không cơ quan chức năng bảo kê cho các hoạt động mại dâm trên các bãi biển thuộc địa phương. Khi cơ quan chức năng trả lời là không thì cả trước và sau đó báo chí đều có tài liệu chứng minh, phanh phui “thiên đường sung sướng” hoạt động công khai ở đây, có điểm rất gần với trụ sở một UBND xã.

Đặt vào câu chuyện của Đường “Nhuệ”, thì khi người dân và doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ là đóng ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế. Nhưng muốn để yên ổn hoạt động thì vẫn cần phải có “tiền nuôi cò” phía sau mới yên ổn, được bảo vệ thì khi đó sẽ như thế nào?

Xưa cổ nhân có câu: “thượng bất chính hạ tất loạn”, có hay không chính quyền địa phương đã làm ngơ, để cho những kẻ nằm ngoài xã hội tự tạo ra “luật rừng” và “miễn nhiễm” pháp luật?

Câu hỏi của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình về vụ án Nguyễn Xuân Đường (Đường “Nhuệ”). Chắc rằng câu hỏi đó sẽ được trả lời bằng chính cơ quan điều tra, nhưng có lẽ người đặt câu hỏi đó sẽ không chung với người được đặt và sẽ trả lời câu hỏi.

Và khi đó thì niềm tin của người dân với chính quyền địa phương liệu sẽ trọn vẹn hay không? Có những người đã ngoảnh mặt làm ngơ, dung túng cho nhóm xã hội đen – nảy mầm màu mỡ trên chính những hạt giống xấu có lộ diện hay không?

Câu hỏi đó sẽ cho thấy chua chát, cay đắng với ai và ngọt bùi với ai sẽ được người dân lương thiện nhận lại kết quả từ chính những người cán bộ cơ quan điều tra làm ăn chân chính và cố lấy lại niềm tin để xây dựng đúng một xã hội thượng tôn pháp luật.

Phạm Minh Hà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều