+
Aa
-
like
comment

Vụ 39 người chết ở Anh – Đừng lợi dụng tiếc thương rồi đổ lỗi cho chính quyền

29/10/2019 17:23

Sau khi nghe tin, 39 người ra đi vĩnh viễn trên một container ở Anh , hầu hết chúng ta đều thương xót cho các nạn nhân của vụ việc đáng tiếc trên. Khi mà tuổi đời còn quá trẻ, chịu một cái chết thật đau đớn, là những người đồng bào, chúng ta không khỏi xót thương. Nhưng nhiều người lại lợi dụng xót thương đó lại quay ra chỉ trích chính quyền, đổ lỗi cho chế độ.

5

Tiếc thương chứ đừng đổ lỗi cho ai cả

Không thể áp đặt các tiêu chuẩn Mỹ lên xã hội Việt Nam, vì ngay khi Mỹ ở mức phát triển như chúng ta hiện nay, thì họ cũng gặp các vấn đề hoàn toàn tương tự, thậm chí tệ hơn. Nhưng ngay cả hiện nay, nếu bạn làm một phim quá bạo lực ở Mỹ, chắc chắn cũng bị kiểm duyệt dưới rất nhiều hình thức khác nhau không tiện nêu ra ở khuôn khổ bài viết này. Thế nào là giới hạn bạo lực, giới hạn sex, thì do tòa án, do các cơ quan quản lý quyết định, nó không thuộc thẩm quyền phóng viên.
Nghe tin vụ 39 người ra đi vĩnh viễn trên container ở Anh mà đau lòng, xót thương cho số phận của các nạn nhân. Cũng vì mưu sinh, vì khát vọng đổi đời, vì muốn đến miền đất hứa mà đánh đổi cả tính mạng. Dù họ quốc tịch nước nào, dù không phải đồng bào của mình, nhưng là người với nhau – nghe tin đều đau…

Vụ 39 người chết ở Anh – công an đã tiến hành lấy mẫu máu, tóc của gia đình Hà Tĩnh được nghi là nạn nhân để phục vụ quá trình làm rõ nhân thân.

Sự ám ảnh càng khắc sâu khi những dòng thông tin được truyền đi như: “Trước khi qua đời, 39 người chết trong container ở Anh có thể đã cố đập mạnh vào cửa để cầu cứu. Các nguồn tin cho biết xuất hiện nhiều dấu tay máu bên trong container”; hay những dòng tin nhắn “con chết vì không thở được, con thương ba mẹ nhiều”… Không ai cầm lòng được trước nỗi đau quá lớn này.

Đó là thực trạng đau lòng, và khi chuyện đã xảy ra rồi mong rằng mọi người đừng chửi bới hay phán xét điều gì cả. Chỉ là cái cách hành xử của một bộ phận cộng đồng mạng Việt Nam, cách “tư duy đổi đời” của nhiều người – thực sự khiến chúng ta vừa buồn cười, vừa phẫn nộ.

Nhiều người cứ hễ có chuyện gì là ngoạc miệng ra chửi nhưng thử hỏi họ đã làm gì được cho đất nước này. Không ai phủ nhận, đất nước ta còn nghèo, còn nhiều việc phải làm, bởi vậy thay vì ngồi bàn phím để chửi bới, phán xét, hãy suy nghĩ rằng, mình đã làm gì và sẽ làm gì để xây dựng, phát triển quê hương, đơn vị, đất nước mình. Đó mới thực sự là điều quan trọng.

Đầu tiên, nhà nước ta luôn mong muốn và đang nỗ lực để đời sống nhân dân được cải thiện. Chính quyền không bảo người dân vượt biên trái phép, làm ăn phi pháp. Đáng nói, và đáng phẫn nộ nhất, đó chính là đám truyền thông bất lương đang cố “nói xấu chế độ” và tô vẽ về một “cuộc sống màu hồng” ở phía trời Tây. Nó làm cho nhiều người ảo tưởng, tin rằng chỉ cần mình vượt biên thành công thì sẽ đổi đời.

Xin thưa, đừng đổ lỗi cho chính quyền hay vì bất cứ lí do gì, bởi lẽ, đất nước ta cũng chẳng thiếu việc làm, những người cần cù, chịu khó thoải mái làm giàu, tự nuôi sống bản thân và không ít những tấm gương xung quanh cho chúng ta thấy điều đó. Vượt biên trái phép, tiếp tay cho bọn trồng cần sa chất gây nghiện, từ bỏ quốc tịch Việt Nam để mong có một việc làm đổi đời nhanh chóng, thì cho dù biện minh dưới hình thức nào thì những con người đó cũng đã vi phạm pháp luật.

Nếu bạn ghét bọn bán cần sa bao nhiêu thì những con người hàng ngày sản xuất chất gây nghiện đó có đáng lên án không? Đừng bao giờ biện minh là nghèo. Nghèo không có nghĩa là anh có quyền vi phạm pháp luật, cũng như tôi không thể bảo tôi nghèo mà tôi đi trồng cần sa hay đi buôn bán ma túy, hay đi vượt biên tìm cuộc sống kinh tế khá hơn.

Thật ra, hễ là con người thì ai cũng có mưu cầu một cuộc sống hạnh phúc. Vì hoàn cảnh vất vả, vì cuộc sống mưu sinh … nên mới phải lặn lội sang xứ người với khát khao mong thay đổi cuộc đời. Chỉ có điều do thiếu kiến thức, họ dễ bị đám bất lương lừa phỉnh để trục lợi, nhiều người bất hạnh đã trở thành nạn nhân của những đường dây buôn người không biên giới.

Đừng coi việc chỉ trích chính quyền, chế độ là một trào lưu

Một người có hành vi vi phạm nhỏ và chỉ trích người vi phạm lớn là quan tham, thiếu đạo đức chẳng khác nào một thằng ăn trộm gà đang chửi bới thằng ăn trộm vàng. Liệu một người khi không có chức quyền đã bất chấp pháp luật để làm lợi cho mình thì mai này người đó có chức quyền, họ có thể đảm bảo mình trong sạch được không.
Thế nên, đừng vội chỉ trích quan chức Nhà nước là thế này thế kia nếu bạn không phải là người thượng tôn pháp luật, vẫn đang xem nhẹ sự vi phạm pháp luật của mình, dù nhỏ hay lớn, vì về bản chất nó cũng chẳng khác gì hành vi của những quan chức mà bạn đang chỉ trích.

Mặt khác, nhìn vào thực tế ở Việt Nam, thời gian qua đã có rất nhiều người khởi nghiệp thành công, đi lên từ hai bàn tay trắng. Họ chẳng phải con ông nọ bà kia, gia đình chẳng thuộc loại giàu có, bề thế. Ấy thế nhưng tại sao lại thành công? Có lẽ điều quan trọng nhất là họ có sự nỗ lực, quyết tâm đi lên bằng đôi tay của mình trên chính quê hương, đất nước mình.

Bởi vậy, trước khi chửi bới đất nước, chửi bới quê hương mình, chửi bới chế độ này nhiều người hãy tự nghĩ mình đã thực sự quyết tâm, nỗ lực, cố gắng hết sức hay chưa hay chỉ mong cuộc sống giàu sang, nhàn hạ đến trong một thời gian ngắn. Nói như vậy, không có ý đánh đồng tất cả những người đi xuất khẩu lao động vì mỗi người có những lựa chọn riêng. Nhưng trước khi chửi bới ai đó, chửi bới chế độ này thì cần xem lại mình đã. Chửi bới, phán xét thì dễ còn làm, xây dựng mới là điều khó.
Chúng ta vốn có và tự hào về tinh thần dân tộc, về sự tử tế. Bao câu ca dao ‘giấy rách còn giữ lấy lề’ ‘thương người như thể thương thân’…chúng ta thuộc đó. Giờ nhìn những cảnh hôi của, cướp bia… ta không thể nào không cho rằng, sự tử tế nên được đặt lên hàng đầu trong việc xây dựng đất nước.

Những vụ bảo mẫu đánh trẻ, bệnh viện sai phạm, bác sĩ ném xác, thầy trò đánh lẫn nhau… những người cầm quyền nhất định phải lên tiếng, phải tỏ thái độ, không thể im lặng như thế. Giống như người làm chủ một gia đình, gia đình anh có vấn đề gì, anh phải chịu trách nhiệm điều chỉnh và thể hiện thái độ đúng đắn.

Đừng coi việc chỉ trích quan chức Nhà nước là một trào lưu, là một cách để thể hiện sự hiểu biết của mình, là một cách để chứng tỏ bản thân. Chỉ trích mà không tìm hiểu kỹ càng sự việc, không đặt sự việc dưới góc nhìn đa chiều, và nguy hiểm hơn là chỉ trích vì…. thấy người khác chỉ trích nên làm theo.

Nghĩa tử là nghĩa tận, dù cho con người ta có lỗi lầm gì hay hành động non trẻ ra sao dẫn đến những sai lầm, thì khi nhắm mắt, cũng nên dành cho nhau sự cảm thương – đó là sự nhân văn của con người. Còn nếu đã không thương được, thì cũng xin đừng nói lời cay đắng, đừng thấy sự ra đi của người đã khuất là cơ hội và vớ lấy nó để làm công cụ phục vụ cho chiêu trò chống phá chính quyền của mình, mà hả hê.

Vì vậy, mong rằng cộng đồng mạng hãy tỉnh táo, chờ mọi thông báo từ chính quyền chứ đừng nghe theo lời xuyên tạc. Chúng ta thương cảm cho những cái chết còn trẻ, còn đầy tương lại phía trước, không có nghĩa là chúng ta phải ủng hộ cho hành động vượt biên này. Do đó, người dân cần chủ động tránh tin theo những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch phản động nhằm lợi dụng sự việc để thực hiện mưu đồ riêng.
Đinh Lực

Bài mới
Đọc nhiều