+
Aa
-
like
comment

VOA: Hy vọng nền kinh tế tan biến vì Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp “bốc hơi”

05/10/2020 11:49

Ngày 4/10 trên trang VOA phiên bản tiếng Anh đăng bài viết của Jonathan Evans, sau đó Ralph Jennings đã gửi bài viết này cho VOA. Jonathan Evans đã chuyển thể bài viết này được biên tập viên George Grow biên tập cho chương mục Học tiếng Anh của VOA.

Các lãnh đạo Việt Nam đã chủ động hạ thấp kỳ vọng về nền kinh tế đang phát triển nhanh của đất nước trong năm 2020. Các nhà chức trách Việt Nam cũng chỉ ra những bất lợi nền kinh tế quốc tế đã tác động, làm giảm nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu đi lại giữa các nước.

Nền kinh tế có quy mô 260 tỷ đô la của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục hơn 6% hàng năm kể từ năm 2012 do sự gia tăng mạnh mẽ xuất khẩu hàng hóa chế tạo. Nhưng, các nhà lãnh đạo Việt Nam cho biết, nền kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng 2% vào năm 2020. Thậm chí ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng với tốc độ chỉ 1,8% trong năm nay.

Các chuyên gia cho biết, các biện pháp được thực hiện trên khắp thế giới nhằm ngăn chặn COVID-19 đã làm giảm đơn đặt hàng đối với các nhà máy sản xuất giày, quần áo và đồ nội thất của Việt Nam.

Quy định phải làm việc tại nhà ở các nước phương Tây đang khiến mọi người tránh xa các cửa hàng. Việc đóng cửa kinh doanh ở những quốc gia này khiến người dân mất việc làm và rất ít có khả năng mua những mặt hàng không thiết yếu.

Luật sư Frederick Burke, thành viên của văn phòng luật Baker McKenzie tại TP. Hồ Chí Minh nói với VOA, “Quy luật là khi đơn đặt hàng xuất khẩu những mặt hàng công nghiệp nhẹ đó giảm, thì tình trạng thất nghiệp sẽ diễn ra nhiều trong nhà máy ở các tỉnh Việt Nam.”

Luật sư Frederick Burke

“Trong khi các nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử của Việt Nam vẫn nhận được đơn đặt hàng của các công ty bán hàng ở nước ngoài cho những người đang làm việc hoặc học tập tại nhà. Thì hầu hết các nhà máy sản xuất hàng hóa không thiết yếu lại đều tụt giảm”, Burke nói.

Cụ thể, một nhà máy ở Việt Nam do một công ty có trụ sở tại Đài Loan điều hành đã sa thải 150 công nhân vào đầu năm nay.

Việt Nam đã đóng cửa biên giới để hạn chế sự lây lan của COVID-19. Việc đóng cửa biên giới đang ngăn cản các nhà đầu tư thực hiện các chuyến khảo sát có thể giúp họ mở rộng đầu tư. Họ thường đến Việt Nam từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan để tìm kiếm các địa điểm đầu tư sản xuất hàng hóa mới.

Jack Nguyễn là thành viên của Mazars, một tập đoàn tư vấn kinh doanh tại Tp Hồ Chí Minh. Ông nói, ngành du lịch của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những lệnh hạn chế về du lịch. Trong khi nguồn thu từ du khách nước ngoài thường chiếm 6% nền kinh tế Việt Nam.

“Mọi thứ sẽ chỉ diễn ra khi biên giới được mở và không có yêu cầu kiểm dịch,” và “Ai biết được khi nào điều đó sẽ xảy ra.” Jack Nguyen nói.

Jack Nguyễn

Các chuyên gia cho biết, đợt bùng phát COVID-19 trước đó ở Đà Nẵng, sau khi bắt đầu năm học, đã làm giảm việc đi lại trong nước. Do đó, nhiều khách sạn đang được rao bán, Jack Nguyen lưu ý.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có thể mất tới 4 năm để nền kinh tế thế giới phục hồi sau ảnh hưởng của COVID-19. Bộ này đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2021 là chỉ 6% đến 6,5%, giảm so với mục tiêu trước đó là 7%.

Tuy nhiên, “các nhà đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam không tìm kiếm nơi khác vì tin rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ sống sót sau những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng coronavirus” Frederick Burke chia sẻ.

Ông Ralf Matthaes

Ông Ralf Matthaes, người sáng lập nhóm nghiên cứu Infocus Mekong tại Tp. Hồ Chí Minh nói rằng, chính phủ Việt Nam “cho đến nay đã chứng minh cho thế giới thấy rằng họ có thể bảo vệ biên giới của mình khỏi sự xâm nhập của đại dịch và tạo ra một bầu không khí đáng mơ ước cho nhà đầu tư”. Ông nói thêm rằng, đó là điều mà hầu hết các quốc gia châu Á khác không thể làm được.

Tôi là Jonathan Evans.

Bài viết lược dịch từ Jonathan Evans/VOA

Bài mới
Đọc nhiều