Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ “réo tên” Trung Quốc liên tục?
Không chỉ chính quyền Hoa Kỳ, mà Pháp liên tục gọi tên Trung Quốc trong thời gian gần đây – liên quan đến COVID-19. Hai quốc gia này là một trong các quốc gia thuộc TOP đầu trong các nước bị ảnh hưởng vì coronavirus nhiều nhất trong trận đại dịch.
Hoa Kỳ, Pháp cùng vạch tội Trung Quốc
Ngày 03/05/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo nói “hiện có bằng chứng rõ ràng” là dịch virus corona “xuất xứ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán” của Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên một chính trị gia Phương Tây nêu ra các cáo buộc về “nguồn gốc” của Covid-19. Tổng thống Donald Trump không chỉ dùng từ “virus Trung Quốc” mà còn nói ông đã thấy bằng chứng virus corona có nguồn gốc trong một phòng thí nghiệm Trung Quốc. Điều này trái với những gì cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ cho rằng họ vẫn đang điều tra nguồn gốc của virus corona.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cũng không đưa ra số liệu gì để chứng minh cho ý kiến về “nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Trung Quốc” của virus corona. Nhưng đáng chú ý hơn là lời cáo buộc của ông Mike Pompeo trên kênh ABC nói thẳng “chính phủ Trung Quốc cản trở tuyệt đối các điều tra” về nguồn gốc virus, và “không chịu hợp tác với các chuyên gia”.
Có ý kiến, chính quyền Tổng thống Trump tăng cường chỉ trích Trung Quốc, với việc Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 3/5 nói Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự lây lan của dịch bệnh và phải bị buộc trách nhiệm. Mục đích là để “chuyển lửa” ra bên ngoài. Trong bối cảnh, chính quyền Tổng thống Trump đang nhận nhiều chỉ trích khi đã ứng phó chậm và không đầy đủ trước đại dịch virus corona, khiến cho hơn 65 nghìn người Mỹ phải chết.
Tuy nhiên, tuyên bố khép tội mà Tổng thống Trump và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dành cho Trung Quốc, nó trùng hợp với tuyên bố của Pháp, quốc gia có hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong những dự án sinh học tại Vũ Hán, nêu ra gần đây. Và có vẻ như chính những gì người Pháp biết và nêu ra công khai ở cấp cao nhất mới khiến quan chức Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ. Vì nếu cáo buộc đến từ Hoa Kỳ, phía Trung Quốc thường dễ dàng cho rằng Washington có thái độ “không thiện chí” từ khi nổ ra thương chiến Mỹ – Trung.
Hồi tháng trước, Tổng thống Emmanuel Macron đột nhiên nói, con số người chết tại Vũ Hán vì virus corona “không thực tế” và ngay ngày hôm sau, Trung Quốc công bố con số “điều chỉnh lại”, cao hơn tới vài chục phần trăm. Ông Macron còn nói với báo Anh, Financial Times, thì “có những điều ở Trung Quốc mà chúng ta không biết hết”.
Dĩ nhiên, như một thói quen, với bản chất “xảo trá” Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc và cho hay thời gian này cần tập trung chống dịch virus corona, thay vì cáo buộc lẫn nhau.
Pháp̉ lo ngại về dự án từng giúp Trung Quốc xây dựng phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán, mà sau, theo như một số nhà khoa học Pháp, thì họ bị Trung Quốc mời ra. Cùng lúc, cuộc “chiến tranh giành ảnh hưởng” qua dịch virus của Trung Quốc khiến Pháp bất bình.
Trả lời tờ Le Monde, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian nói một thế giới hậu Covid-19 “sẽ không tốt hơn trước, có khi còn tệ đi”.
Virus corona và hợp tác Pháp, Mỹ, Trung Quốc tại Vũ Hán?
Ngay từ khi xảy ra dịch Covid-19 đã có các thuyết nói rằng coronavirus hoặc có nguồn gốc nhân tạo hoặc bị thoát ra từ một phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, chính thức mà nói, cho đến giờ tất cả chỉ là những cáo buộc, đồn đoán chưa được xác nhận một cách khoa học, theo biên tập viên khoa học của BBC News, Paul Rincon trong bài ‘Coronavirus: Is there any evidence for lab release theory?’ (Có hay không bằng chứng cho thuyết virus corona thoát ra từ phòng thí nghiệm?) hôm 01/05.
Mặc dù vậy, việc Hoa Kỳ cáo buộc “Trung Quốc ngăn không cho chuyên gia tiếp cận” các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán làm nổi trở lại thông tin về sự hợp tác mà một số báo Pháp nói đã “bị đứt quãng” với Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Trang South China Morning Post (22/04/2020) gần đây đã tung một số thông tin: năm 2004, Trung Quốc mời Pháp tham gia hợp tác đầu từ nghiên cứu tại đây, mở rộng viện và xây phòng thí nghiệm P4. Công trình trị giá 42,4 triệu USD khi đó dựa trên bản mẫu là phòng thí nghiệm P4 Jean Mérieux-Inserm Laboratory ở Lyon, nơi các nhà khoa học Pháp sau này đã xác định virus Ebola năm 2014. Thỏa thuận xây phòng thí nghiệm P4 có chữ ký của ông Michel Barnier, khi đó là ngoại trưởng Pháp, và hiện nay là nhà đàm phán chính của EU với Anh về Brexit.
Sang năm 2017, Trung Quốc mời thêm Hoa Kỳ tham gia nghiên cứu, nhưng có vẻ như người Pháp không còn có mặt trong công trình chung ở Vũ Hán. Các chuyên gia từ Galveston National Laboratory, ĐH Texas đã tới đây giúp huấn luyện cho nhân viên của TQ. Được biết ông James Le Duc có mặt lần cuối tại TQ năm 2018 để tổ chức huấn luyện cho nhân viên phòng thí nghiệm mới hơn, BSL-4 tại Viện Virus học Vũ Hán.
Cái tên phòng thí nghiệm P4 mà Pháp từng giúp thiết kết được nêu lại giữa tháng 4/2020 khi chính Tổng thống Macron lên tiếng bác bỏ “thuyết âm mưu ở Hoa Kỳ rằng virus corona có liên quan đến phòng thí nghiệm P4”.
Gần đây nhất, nhà khoa học Mỹ James Le Duc từ phòng thí nghiệm Galveston lên tiếng bảo vệ cho đồng nghiệp nữ người Trung Quốc, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), phó giám đốc phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán. Bà Thạch Chính Lệ, người được mệnh danh là ‘người đàn bà dơi’ – trong hình là lúc chụp bà tại phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán hôm 23/2/2017. Bà bị một số tờ báo Phương Tây gọi là “người đàn bà dơi – bat woman’ vì nghiên cứu và giải mã gene loài dơi mang virus corona ở vùng hang động Tây Nam Trung Quốc.
Có hay không việc “nuôi corona” trong phòng thí nghiệm, sử dụng coronavirus như một loại vũ khí hủy diệt “giết người” đồng loạt, không tốn một tiếng súng? Câu trả lời, có lẽ vẫn còn là ẩn số.
Trong diễn biến liên quan, trong khi Hoa Kỳ, Pháp tìm bằng chứng buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh thì Đức tuyên bố sẽ chịu trách nhiệm tìm ra thuốc, vắc-xin chống virus này. Có câu, ổ khóa luôn có chìa khóa, khi chưa có chìa khóa, thì làm chìa khóa. Trong hoàn cảnh hôm nay, triết lý đó quả là thâm thúy, ý nghĩa.
Hoài Thanh