+
Aa
-
like
comment

Vinamilk được phép xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á – Âu

23/06/2020 21:27

Vinamilk là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được phép xuất khẩu sữa vào Nga và các quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU).

Để được cấp phép xuất khẩu vào Nga và EAEU, Vinamilk vượt qua nhiều đợt khảo sát, đáp ứng các tiêu chuẩn gắt gao của các quốc gia này. Doanh nghiệp được nhận xét có sự chuẩn bị chu đáo, tiềm lực lớn về sản xuất với 13 nhà máy hiện đại và 12 trang trại bò sữa công nghệ cao, quy mô đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Trước đó, từ nhiều năm trước, Vinamilk đã tiếp cận và giới thiệu với người tiêu dùng tại Nga, Kazakhstan các sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc trái cây nhiệt đới, vốn là thế mạnh của doanh nghiệp này. Đây cũng là bước đi khảo sát thị trường và tham khảo thị hiếu người tiêu dùng bài bản.

Từ năm 2015, Vinamilk đã tiến hành các hoạt động giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại tại Nga.
Từ năm 2015, Vinamilk đã tiến hành các hoạt động giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại tại Nga.

Đại diện doanh nghiệp này đánh giá thị trường EAEU có nhu cầu lớn về các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, trong đó có nông sản. Hơn nữa, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu có hiệu lực từ cuối năm 2016 đã mở ra cơ hội giao thương lớn giữa các nước. Năm 2018 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và EAEU đạt 4,9 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2019, con số này đạt 3,7 tỷ USD và ước đạt 5 tỷ USD cả năm, trong đó Liên bang Nga chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 90%, số liệu từ Hải quan Việt Nam.

Công nghệ sản xuất hiện đại giúp sản phẩm Vinamilk đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu.
Công nghệ sản xuất hiện đại giúp sản phẩm Vinamilk đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp này nhìn nhận, việc Vinamilk trở thành công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu vào EAEU không chỉ có ý nghĩa với đơn vị này nói riêng mà còn đóng vai trò mở cánh cửa xuất khẩu vào thị trường mới cho ngành sữa Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, khối liên mình này vốn là những quốc gia có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển lâu đời. Do đó song song với cơ hội là rất nhiều thử thách đòi hỏi chiến lược đúng đắn để khai thác hiệu quả thị trường.

“Chúng tôi đã có kinh nghiệm hơn 20 năm, xuất khẩu đi 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại nhiều thị trường, sản phẩm sữa luôn là mặt hàng cạnh tranh nên bước đầu chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ chuẩn bị kỹ để có chiến lược tiếp cận phù hợp bằng những sản phẩm thế mạnh của mình”, ông Mai Hoài Anh – Giám đốc Điều hành Kinh doanh quốc tế Vinamilk khẳng định.

Lô sữa đặc Ông Thọ xuất khẩu đi Trung Quốc trong tháng 4/2020.
Lô sữa đặc Ông Thọ xuất khẩu đi Trung Quốc trong tháng 4/2020.

Năm 2019, doanh thu từ xuất khẩu trực tiếp của Vinamilk đạt 5.175 tỷ đồng, tăng trưởng 14,8% so với 2018, đóng góp vào tổng doanh thu 56.318 tỷ đồng. Quý I/2020, vượt qua các khó khăn chung do Covid-19, mảng xuất khẩu của doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần 1.081 tỷ đồng, tăng 7,5% so với 2019 và đóng góp vào tổng doanh thu quý I 14.153 tỷ đồng.

Kết quả này đến từ việc Vinamilk liên tục khai phá cơ hội xuất khẩu từ các thị trường tiềm năng. Cụ thể, mở đầu năm 2020, doanh nghiệp này ký hợp đồng xuất khẩu sữa 20 triệu USD đi Trung Đông. Tiếp đó, trong điều kiện giãn cách xã hội, doanh nghiệp đầu ngành sữa xuất thành công lô sữa đặc đầu tiên sang Trung Quốc và nhiều nước khác. Mới đây, các sản phẩm sữa hạt và trà sữa đã chính thức có mặt tại Hàn Quốc thông qua các trang bán hàng thương mại điện tử lớn tại đây với phản hồi rất tốt từ người tiêu dùng.

Vinamilk cũng vừa được Forbes Vietnam đánh giá thuộc Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2020 năm thứ 8 liên tiếp. Hiện đây cũng là công ty Việt Nam duy nhất trong Top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu và đang tiến gần Top 30.

Vinamilk tham gia Hội chợ Gulfood Dubai và ký kết thành công hợp đồng xuất khẩu sữa trị giá 20 triệu USD.
Vinamilk tham gia Hội chợ Gulfood Dubai và ký kết thành công hợp đồng xuất khẩu sữa trị giá 20 triệu USD.

EAEU gồm 5 nước Liên bang Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan, là khu vực kinh tế có tiềm năng phát triển tốt. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1.900 tỷ USD và 183 triệu dân (năm 2018), EAEU tuy mới được thành lập năm 2015 nhưng là một thị trường rộng mở và có nhiều tiềm năng cho sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam.

Nam Anh/ VNE

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều