Việt Tân lại hô hào ký thỉnh nguyện đòi tự do cho kẻ phạm tội Nguyễn Năng Tĩnh
Tòa án Nhân dân tối cao tại Hà Nội trong phiên phúc thẩm diễn ra sáng 20/4 tại Nghệ An, đã tuyên y án án 11 năm tù giam và phạt quản chế 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù với Nguyễn Năng Tĩnh, theo cáo trạng là “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Việc tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm đối với Nguyễn Năng Tĩnh không có gì bất ngờ bởi các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Năng Tĩnh là rất rõ ràng. Và trong thời gian từ phiên tòa sơ thẩm đến lúc diễn ra phiên tòa phúc thẩm, không phát hiện thêm tình tiết mới nào có tình chất giảm nhẹ cho Nguyễn Năng Tĩnh, vì vậy việc Tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm với Tĩnh là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, sau khi phiên tòa kết thúc, một số tổ chức phản động, thế lực thù địch cho rằng phiên tòa bất công, Nguyễn Năng Tĩnh bị oan, Nguyễn Năng Tĩnh vô tội… kêu gọi ký thỉnh nguyện đòi tự do cho kẻ phạm tội
Thậm chí, một cách nực cười, phi khoa học và hài hước hơn, chỉ để đủ bằng chứng “kết tội” Đảng, Nhà nước Việt Nam và lấy sự thương cảm của mọi người, các đối tượng sẵn sàng rêu rao Nguyễn Năng Tĩnh vừa “trải qua thời gian dài tuyệt thực đơn côi trong trại tạm giam Nghi Kim 46 ngày ròng rã (từ ngày 3/03/2020 – 17/04/2020)”.
Hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Năng Tĩnh là rất rõ ràng
Thực ra, vụ án Nguyễn Năng Tĩnh không hề có bất cứ sự mập mờ hay đánh tráo nào như luận điệu họ rêu rao, tất cả đều được thể hiện bằng các tài liệu, chứng cứ rõ ràng và công bố công khai. Kết quả điều tra cho thấy, Facebook Nguyễn Năng Tĩnh được lập và hoạt động từ năm 2011, đến ngày 17-6-2018, tài khoản cá nhân này đã được sử dụng để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung vi phạm pháp luật.
Ngay từ năm 2011, Nguyễn Năng Tĩnh đã lập facebook Nguyễn Năng Tĩnh để đăng tải các tin bài có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước. Đến ngày 17/6/2018, tài khoản cá nhân này đã được sử dụng để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung vi phạm pháp luật. Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện, thu thập được 22 bài viết, video, hình ảnh được đăng tải, chia sẻ trên trang Facebook Nguyễn Năng Tĩnh
Nguyễn Năng Tĩnh thông qua trang Facebook cá nhân đã móc nối với một số đối tượng cực đoan, phản động trong và ngoài nước để viết, quay – tán phát, đăng tải, chia sẻ, bình luận các nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc; phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động người dân biểu tình, chống chính quyền; đăng tải các tài liệu có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; cung cấp thông tin bịa đặt nhằm gây mâu thuẫn giữa người dân và các cơ quan công quyền…
Như vậy, Tĩnh không phải thực hiện tự do ngôn luận, bày tỏ quan điểm của người dân mà chính xác là Tĩnh đã lợi dụng quyền này để tuyên truyền chống Nhà nước. Một tình tiết khác mà cư dân mạng cũng không quên đề cập khi nói về Tĩnh, đó là Tĩnh còn là một thành viên của tổ chức phản động Việt tân ở trong nước.
Nguyễn Năng Tĩnh là người có nhận thức, có hiểu biết, nhưng thể hiện coi thường pháp luật, chống đối Nhà nước, do đó việc áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với bị cáo là rất cần thiết, nhằm trừng trị, cải tạo, giáo dục bị cáo cũng như phòng ngừa chung.
Bài học cho những người “trở cờ” phản dân, hại nước
Cần nhấn mạnh lại, ở Việt Nam, không có cái gọi là tù nhân lương tâm và không một ai bị kết án nếu họ không phạm tội được quy định trong Bộ Luật hình sự, càng không có cái gọi là phạm tội chỉ vì “yêu nước, bảo vệ biển đảo” như những lời rêu rao được đưa ra. Bộ Luật Tố tụng hình sự đã khẳng định: “…khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.
Việc tòa án đưa ra xét xử bị cáo có hành vi vu cáo, xuyên tạc, chống phá Nhà nước Việt Nam đúng với quy định của luật pháp hiện hành. Những hành vi tương tự cũng được thể hiện sự nghiêm trị trong luật pháp các nước trên thế giới. Ngay tại những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, tòa án sở tại cũng xét xử các bị cáo có hành vi chống chính quyền, Nhà nước với các hình phạt tương ứng với hành vi vi phạm do họ gây ra.
Một lần nữa cần nhấn mạnh, pháp luật Việt Nam (cụ thể là Bộ luật Hình sự) đã quy định cụ thể, rõ ràng về các hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt mà người phạm tội phải gánh chịu. Ở Việt Nam, việc kết án một người được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Vì vậy, không một ai có thể xuyên tạc nền tư pháp, cố tình đổi trắng thay đen để bảo vệ cho những người vi phạm pháp luật.
Với quan điểm là lấy giáo dục, thuyết phục làm trọng để uốn nắn, cải sửa người nào đó vì nhận thức, động cơ sai lệch mà lầm đường lạc lối, mong muốn họ tỉnh ngộ, từ bỏ sai lầm. Nhưng khi họ vẫn chứng nào tật nấy, không ăn năn hối lỗi, cố ý thực hiện hành vi tội phạm, chống lại đất nước, nhân dân, phạm vào quy định pháp luật hình sự thì phải áp dụng chế tài hình sự. Việc xử lý nghiêm minh cũng là để răn đe, phòng ngừa chung.
Quỳnh Quỳnh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả