+
Aa
-
like
comment

Đừng gào lên đòi người Việt phải “tự nhục” về đất nước!

Diệu Hương - 05/09/2021 21:34

Trong khi cả hệ thống chính trị cùng toàn dân đã, đang ra sức nỗ lực chống dịch thì một số tổ chức, đối tượng cơ hội chính trị tiếp tục lợi dụng vấn đề này để chống phá, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, tìm cách hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Công ty Dịch vụ Tài chính DBS có trụ sở tại Singapore dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 ở mức 8%.

Đáng chú ý, mới đây, tổ chức Việt Tân đã lu loa rằng, “Việt Nam đang lâm cảnh khốn cùng hơn bao giờ hết”, “dân không lao động”, “FDI rút khỏi thị trường”, “Doanh nghiệp trong nước phá sản”, “công nhân rời khỏi Sài Gòn, doanh nghiệp rút khỏi Việt Nam”…

Doanh nghiệp có rút khỏi Việt Nam hay không? Vấn đề này đã được Cánh Cò phân tích và bóc trần rất nhiều lần. Sự thật là không có chuyện doanh nghiệp FDI sẽ rời khỏi thị trường Việt Nam. Thực tế chỉ là có một số đơn đặt hàng chuyển ra khỏi Việt Nam hoặc chuyển từ khu vực này sang khu vực khác.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 3 tháng 7, 8, 9 năm 2021 (thời gian giãn cách xã hội triệt để nhất), thu hút FDI vẫn giữ được ổn định. Tính đến ngày 20/9/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy, trong điều kiện khó khăn chưa từng có tiền lệ do dịch Covid-19 gây ra thời gian qua, những thành quả thu hút FDI 9 tháng 2021 là điểm sáng của “bức tranh” kinh tế Việt Nam. Như ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc Gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết: “Việt Nam là một quốc gia đang tăng trưởng nhanh, có tầng lớp trung lưu phát triển mạnh. Do đó, Việt Nam là một điểm đến lý tưởng của rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam không chỉ để phát triển xuất khẩu mà còn cung cấp cho cả nhu cầu trong nước”. Còn Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans nhận đinh: “Bất chấp tình cảnh hiện tại, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong trung hạn. Các điều kiện nền tảng vững mạnh, cùng một loạt các hiệp định thương mại tự do, sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do Covid-19”.

Về luận điệu “Doanh nghiệp trong nước phá sản”, nhưng thực tế chỉ tạm dừng sản xuất. Được biết, ngay sau khi TP.HCM ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND tỉnh về tiếp tục kiểm soát phòng chống dịch bệnh và từng bước phục hồi phát triển kinh tế – xã hội, đã có 5.279 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, nhiều doanh nghiệp khác đang chuẩn bị nhân lực, máy móc thiết bị để sớm khôi phục hoạt động.

TP.HCM có tổng số hơn 4,7 triệu người lao động đang làm việc, trong đó có trên 3,2 triệu lao động thuộc khối sản xuất, kinh doanh; hơn 50% trong số này là lao động ngoại tỉnh. Theo Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM, từ tháng 7/2021, đơn vị đã phối hợp với các địa phương đưa trên 33.000 người, chiếm khoảng 1% về 34 tỉnh, thành phố theo nguyện vọng để tránh dịch, chiêm. Như vậy, so với số lao động đang làm việc thì số người rời thành phố về quê tránh dịch là rất nhỏ, do vậy không có chuyện toàn bộ công nhân rời bỏ khỏi TP.HCM.

Dẫu biết rằng dịch bệnh sẽ còn rất phức tạp, người dân sẽ vẫn phải gặp nhiều khó khăn. Song nhìn nhận để cùng nhau chung sức vượt qua, chứ không phải hù dọa để lôi kéo nhau xuống vũng bùn tuyệt vọng. Chính vì vậy, chúng ta cần cảnh giác, đấu tranh với những thông tin xấu độc để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Diệu Hương

Bài mới
Đọc nhiều