+
Aa
-
like
comment

“Việt Nam vẫn trên đỉnh bất chấp suy thoái”

Tuệ Ngô - 16/12/2022 12:57

Đó chính là nhận định được đăng tải trên trang báo Hoa Đông, trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, khi  đề cập đến tình hình kinh tế Việt Nam vào những tháng cuối 2022.

Việt Nam ngày nay đã trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi và có vai trò quan trọng hàng đầu ở châu Á.

“Khó bị bỏ rơi”

Theo Hoa Đông, nền kinh tế Việt Nam vẫn rất kiên cường và tỏ ra mạnh mẽ, đặc biệt so với các nền kinh tế khác, vì khi cả thế giới đang gặp khủng hoảng thì kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tích đáng nể. Có rất nhiều nguyên nhân để các chuyên gia tin rằng kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đỉnh bất chấp kinh tế châu Á hay toàn cầu có thể rơi vào khủng hoảng tài chính, bởi Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia có thể duy trì và kiểm soát tốt nền kinh tế.

Các cuộc tiếp xúc ngoại giao cao cấp liên tục gần đây cho thấy vị thế và vai trò của Việt Nam hiện nay trên bản đồ kinh tế và chính trị toàn cầu đang rất tốt. Với vị thế và vai trò của mình, Việt Nam đang được rất nhiều quốc gia và các cường quốc o bế cộng với các nguyên tắc cơ bản và chính sách tiền tệ linh hoạt, Việt Nam thực sự rất khó bị “bỏ rơi”. Trên thực tế, các kỳ vọng về kinh tế Việt Nam đang vượt quá mong đợi, cho thấy tiềm năng của Việt Nam rất lớn, bất chấp một vài khó khăn ngắn hạn.

Bài phân tích đăng tải trên trang Hoa Đông của Trung Quốc

Cụ thể, sự thay đổi đột ngột trong chính sách tiền tệ khiến cho đường cong lợi suất của chính phủ Việt Nam đang dịch chuyển nhanh chóng. Nhưng năm nay, nền tảng kinh tế của Việt Nam vẫn cực kỳ kiên cường, áp lực lạm phát tương đối vừa phải, 1 VND vẫn mạnh so với 1 USD. Những yếu tố này đã giúp cho các chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam đang có thể đi chậm hơn so với các nền kinh tế khác.

Từ năm 2021, Trung Quốc đã chuyển một số hoạt động sản xuất cấp thấp sang Việt Nam và kể từ đó đến nay, dòng vốn quốc tế đã tăng tốc chảy vào Việt Nam. Hậu dịch bệnh, khu vực ASEAN đẩy mạnh thúc đẩy RCP, Mỹ cũng dẫn đầu trong khuôn khổ thương mại khu vực và Việt Nam ngày càng nóng hơn trong chuỗi công nghiệp toàn cầu.

Sau đợt tháo chạy của các dòng tiền ngắn hạn, dòng vốn quốc tế sẽ quay trở lại Việt Nam trong chu kỳ kinh tế tiếp theo. Mặc cho độ nóng của nó có giảm nhiệt hay không thì trên thực tế, kể từ tháng mười, dòng vốn ngắn hạn đã bắt đầu trở lại. Chứng khoán Việt Nam với khối lượng mua ròng 300 triệu USD sang tháng 11, nó tiếp tục tăng mạnh lên hơn một tỷ 1 USD cho thấy chu kỳ phục hồi và tăng trưởng của chứng khoán này đang bắt đầu.

Dự kiến trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có những rủi ro nhỏ giống như những cú sốc nhẹ. Rủi ro hệ thống tài chính vẫn có nhưng chắc chắn sẽ được kiểm soát. Ở góc độ rủi ro, cán cân thanh toán nợ nước ngoài của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 49% GDP, trong đó nợ nước ngoài ngắn hạn lại chỉ chiếm 28% GDP, trong đó nợ nước ngoài ngắn hạn là chỉ chiếm 8%, trong khi dự trữ ngoại hối đủ lớn đủ cho ít nhất 3 tháng nhập khẩu và có thể sẽ tăng trở lại do Việt Nam đang xuất siêu khá lớn với hơn 10 tỷ USD.

Lạc quan bất chấp rủi ro

Hiện tại, các tổ chức quốc tế như IMF, WB vẫn rất lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023. Chỉ số lợi thế so sánh RCA trong chuỗi công nghiệp của Việt Nam đang vượt xa cái nền kinh tế còn lại trong ASEAN, đầu tư vào GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng hơn nữa. Do đó trừ khi có các yếu tố cơ bản của nền kinh tế đột ngột xấu đi một cách bất thường còn không thì các điểm rủi ro của Việt Nam vẫn sẽ chỉ trong ngắn hạn và sẽ được kiểm soát tốt.

Ngoài ra, áp lực lạm phát của Việt Nam vẫn tương đối nhẹ và CPI vẫn được duy trì ổn định dưới 4%, rất thấp so với lạm phát chung toàn cầu. Những yếu tố này đã làm cho chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước không cần quá lớn. Trong quý III, Ngân hàng nhà nước Việt Nam mới bắt đầu tăng cung thanh khoản và ổn định tỷ giá thông qua các hoạt động như ấn định trần lãi suất, bán đô la Mỹ và tăng lãi suất chính sách.

Các chuyên gia của Ngân hàng HSBC nhận định, Việt Nam tiếp tục là ‘ngôi sao’ trong thu hút FDI

Mặc cho một đợt khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu và châu Á mới diễn ra thì Việt Nam vẫn có thể kiểm soát được. Năm nay đồng yên Nhật, đồng won Hàn Quốc và các đồng tiền chủ đạo khác của châu Á đều mất giá mạnh so với đô la Mỹ, trung bình là khoảng 10 đến 15%. Nhưng đồng Việt Nam mới chỉ mất giá khoảng 4%.

Ngoài ra, hệ thống công nghiệp của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển với dòng vốn đầu tư. Mặc dù tình trạng đơn hàng đã giảm trong 2 tháng qua đang khiến cho một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, cắt giảm công nhân và dân hàm nhưng tình trạng không bi đát như chúng ta tưởng tượng. Bởi vì các ngành bị ảnh hưởng chủ yếu là dệt may, giày dép, đồ gỗ, nơi đều sản xuất ra những mặt hàng thiết yếu mà người Châu Âu sẽ không thể từ bỏ quá lâu. Do đó, đơn hàng chắc chắn sẽ quay trở lại.

Bền cạnh đó, với việc dòng vốn FDI ổn định, các nhà máy xí nghiệp đang được xây dựng mới rất nhiều ở Việt Nam, tình trạng hiện nay là đang lo thiếu lao động chứ không phải dư thừa lao động, sẽ không có tình trạng thất nghiệp kéo dài trong tương lai.

Thu hút FDI cũng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững

Và một điều quan trọng khác, bạn có thể nhận ra tầm quan trọng của Việt Nam trên bản đồ địa chính trị và kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây thông qua các cuộc viếng thăm ngoại giao, con thoi của lãnh đạo Việt Nam đến các quốc gia khác và các nguyên thủ quốc gia khác đến Việt Nam một cách thường xuyên và liên tục.

Và việc tiếp xúc ngoại giao cấp cao liên tục cho thấy vị thế và vai trò của Việt Nam hiện nay trên bản đồ địa chính trị và kinh tế toàn cầu đang rất tốt và với vị thế cùng vai trò của mình, Việt Nam đang được rất nhiều quốc gia và cường quốc quan tâm. Cùng với các nguyên tắc cơ bản và chính sách tiền tệ ưu việt, Việt Nam thực sự rất khó có thể bị bỏ rơi. Trên thực tế, các kỳ vọng về Việt Nam đang vượt quá mong đợi cho thấy tiềm năng của quốc gia này vẫn rất lớn, bất chấp một vài “cơn gió ngược” trước mắt.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều