Việt Nam trong chính sách hướng đông của Đức
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đan trên đường thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam. Chuyến công du tới hai nước Châu Á diễn ra trong bối cảnh Đức và các nước EU khác có nhiều bất đồng quan điểm về chính sách kinh tế cũng như đường lối chính trị – ngoại giao. Và chuyến thăm ngày 13/11 sẽ cho thấy Việt Nam đang đóng một vai trò quan trọng trong chính sách hướng đông của Đức.
Nước Đức loay hoay ở ngã tư đường
Kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra, Châu âu là khu vực chịu tổn thương về kinh tế nhiều nhất. Và Đức một quốc gia EU đã có nhiều chính sách hỗ trợ gây tranh cãi.
Vào cuối tháng 9/2022, Chính phủ Đức đã bất ngờ tung một gói hỗ trợ trị giá 200 tỉ euro cho người dân và các doanh nghiệp nước này có thể đối phó tình hình giá năng lượng tăng cao tại châu Âu.
Với hầu hết người Đức, đây là một việc làm quá đỗi bình thường của Chính phủ và không có gì phải bàn cãi. Thế nhưng lợi cho người Đức nhưng thiệt cho các thành viên khác của khối EU. Vì EU là một khối liên minh về kinh tế, hoạt động dựa trên một nền kinh tế thị trường duy nhất, cho phép hầu hết hàng hóa, dịch vụ và người dân được tự do đi lại giữa các quốc gia. Do đó một công ty Đức bán sản phẩm tại Ý sẽ dễ dàng như họ làm trên chính quốc gia của mình.
Vấn đề là hiện nay nhiều nước trong khối EU đã có số nợ vượt quá GDP, tức là họ đang có nguy cơ phá sản. Trong khi đó Đức thì vẫn khá ung dung với số nợ chỉ dừng ở mức 67,2%/GDP. Do đó nước này có thể cung cấp một gói hỗ trợ năng lượng trị giá 200 tỷ đô cho người dân mà không phải lo về nợ. Nhưng ngược lại, các nước EU khác thì không. Các doanh nghiệp Đức vì thế mà có lợi khi chi phí đầu vào giảm, và do đó giá hàng hóa bán ra sẽ cạnh tranh hơn. Lợi ở chỗ các doanh nghiệp Đức có thể phân phối hàng ra toàn Châu âu mà không gặp trở ngại gì, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng phá sản của nhiều doanh nghiệp khác ở Châu âu.
Nhìn vào động thái trên, có thể thấy Đức giờ đây đang có xu hướng ưu tiên lợi ích quốc gia lên hàng đầu thay vì tiếp tục gồng gánh những khó khăn chung của EU.
Và không chỉ có những chính sách độc lập trong khối. Mà trên trường quốc tế, Đức cũng đang làm phiền lòng các đồng minh khi xích lại gần với Trung Quốc.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa qua đã trở thành nhà lãnh đạo Phương Tây đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau Đại hội Đảng lần thứ 20. Và là lãnh đạo châu Âu đầu tiên tới Trung Quốc từ sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Phương Tây vốn chỉ trích Nga vì chiến dịch trên, đồng thời cáo buộc Trung Quốc đứng về phía Nga.
Một mối quan hệ hợp tác gần gũi Trung – Đức vì vậy kéo theo nhiều hoài nghi về cách Đức có thể duy trì lập trường cùng hội cùng thuyền với phương Tây hay không.
Vấn đề ở đây là theo Tây thì Tây nghi, theo Ta thì Ta ngờ. Vì nhằm để xoa dịu các đồng minh, Đức đã tuyên bố chính sách của Đức hiện nay là thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc nhưng vẫn kiên định nguyên tắc đối ngoại, thể hiện lập trường phản đối cứng rắn với Trung Quốc trong những vấn đề như đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Hồi tháng 2 đầu năm, trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng nhấn mạnh quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ là không gì có thể lay chuyển được.
Với chính sách không rạch ròi như trên, cả Trung Quốc và các đồng minh Phương Tây đều thiếu niềm tin với Berlin. Chưa kể họ còn bị cộng đồng EU gây áp lực vì những chính sách kinh tế chỉ mang đến lợi ích cho Đức và làm suy yếu Châu âu.
Có thể thấy, Berlin đang bị kẹt giữa ngã tư đường, họ chỉ muốn tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế đang phủ bóng lên toàn Châu Âu, thế nhưng hướng đi đó lại đang vấp phải rất nhiều cản trở về mặt chính trị giữa các bên liên quan.
Đáng nói, cạnh tranh Trung – Mỹ sẽ còn là tâm điểm của tương lai, do đó sự giằng xé của việc chọn phe sẽ ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
Trong bối cảnh đó, Đức cần một quốc gia có tiếng nói ở khu vực, nhằm làm bệ đỡ cũng như cầu nối giúp xoa dịu quan hệ giữa Đức với Trung Quốc trong trường hợp căng thẳng Mỹ Trung leo thang.
Và chuyến thăm tới đây cho thấy quốc gia đó chính là Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam tới đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Đức sau 11 năm, kể từ chuyến công du của bà Angela Merkel hồi tháng 10-2011. Chuyến thăm cũng đánh dấu lần đầu tiên ông Scholz đến Việt Nam trên cương vị thủ tướng liên bang kể từ khi nhậm chức tháng 12-2021.
Về phía Việt Nam, kể từ sau chuyến thăm tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, dư luận nhiều nước trong đó có Đức đã phải có một cái nhìn khác về chúng ta. Vì nếu Nga và Trung Quốc do có mối đe dọa chung là Phương Tây mà xích lại gần nhau, hợp tác ủng hộ trên mọi lĩnh vực. Thì với Việt Nam và Trung Quốc hầu như không có mối bận tâm chung nào. Thế nhưng bằng những nghi thức tiếp đón cao nhất cho nhà lãnh đạo Việt Nam, đã cho thấy, Việt Nam vẫn luôn có một tiếng nói rất lớn trong quan hệ với Trung Quốc.
Và đây là cửa ngõ quan trọng với giới chức Đức. Mở đầu bằng việc hợp tác kinh tế sâu rộng với Việt Nam sẽ theo đó mở ra một cánh cửa cho giới chức Đức có cơ hội tham gia thảo luận với Việt Nam trong nhiều vấn đề có liên quan tới tình hình khu vực và thế giới.
Hợp tác kinh tế Đức – Việt sẽ tạo cơ hội cho Đức duy trì đối thoại thường xuyên với Việt Nam qua đó họ có thể mở lại để Việt Nam giúp đỡ trong những vấn đề ngoại giao.
Sẽ ra sao nếu Việt Nam lên tiếng trực tiếp xoa dịu những nghi ngại của Trung Quốc dành cho Berlin? Đối thoại với Trung Quốc thông qua Việt Nam, đó là con đường tắt đến xứ tỷ dân mà Berlin có thể đi.
Huy Hoàng