+
Aa
-
like
comment

Việt Nam tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất ASEAN năm 2023

Tuệ Ngô - 01/04/2023 20:50

Mới đây, Viện Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) vừa công bố dự báo kinh tế năm 2023, trong đó đặc biệt nhấn mạnh Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng kinh tế tốt nhất trong khu vực ASEAN, đạt 6,2%.

Hội nghị Hợp tác Tài chính ASEAN+3 được tổ chức tại Bali, Indonesia, với sự tham gia của Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (AFCDM+3), chủ trì bởi Indonesia và Nhật Bản.

Về tình hình kinh tế vĩ mô của khu vực ASEAN+3, Viện Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đánh giá rằng năm 2022, khu vực này sẽ chứng kiến sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, chủ yếu nhờ tăng cường nhu cầu nội địa. Dự kiến, tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ đạt 3,2%, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng trung bình 2,6%, trong khi các nước ASEAN ghi nhận mức tăng trưởng trung bình ở mức 5,6%.

Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt mức 5,3%, cao nhất trong các nước Đông Bắc Á nói trên, trong khi Việt Nam được dự báo có tăng trưởng tốt nhất khu vực ASEAN với mức tăng trưởng 6,2%.

Kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng như vậy là nhờ động lực chính là đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo, nhất là điện tử, chế tạo máy, dệt may và giày dép.

Với tốc độ tăng trưởng trên, Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu top 5 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Cũng theo báo cáo mới được công bố vào ngày 31/3 từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng 6,6% trong năm 2023 và cũng đạt mức tăng trưởng 6,6% trong năm 2024.

Dự báo tăng trưởng GDP các nước thuộc khối ASEAN-6 trong quý 1/2023.

“Đầu tiên là ổn định kinh tế vĩ mô. Trong những tháng đầu năm, chúng ta thấy diễn biến của chỉ số lạm phát tương đối ổn định so với thời gian trước và so với các nước trên thế giới đặt trong bối cảnh thế giới có xu hướng tăng giá, thì ở Việt Nam lạm phát tương đối ổn định. Đấy là yếu tố để chúng ta tạo niềm tin với nhà đầu tư, người tiêu dùng để đảm bảo dòng tiền vẫn được lưu chuyển trong thị trường tài chính”, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Kinh tế tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, trong các khảo sát gần đây của EuroCham về chỉ số môi trường kinh doanh, Việt Nam luôn được lựa chọn là top điểm đến hàng đầu cho đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực, vì Việt Nam có nhiều tiềm năng, từ vị trí địa lý, độ mở hiệp định thương mại tự do, hay sự tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của Việt Nam, về nguồn nhân lực và đặc biệt là chiến lược phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.

Tuy nhiên, các nền kinh tế mới nổi châu Á tiếp tục đứng trước những nguy cơ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và ổn định, bao gồm lạm phát, kinh tế toàn cầu giảm tốc và đứt gãy chuỗi cung ứng.

Công bố mới đây của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam quý I/2023 tăng 3,32% so với cùng kỳ. cùng kỳ năm ngoái. Con số này cao hơn mức tăng trưởng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023.

Mức tăng trưởng 3,21% trong quý I/2020 đã được điều chỉnh sau khi công bố sơ bộ. Nếu tính tại thời điểm Tổng cục Thống kê công bố tốc độ tăng trưởng GDP tháng 1/2020 ở mức 3,82%. So với con số này, tốc độ tăng GDP quý I/2023 thấp nhất trong 12 năm.

Dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hãng tin Reuters cho biết “Kinh tế toàn cầu tiếp tục chứng kiến những diễn biến phức tạp và nhiều bất ổn”. Lạm phát cao và sức cầu suy yếu tại các đối tác thương mại lớn của Việt Nam được cho là nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Tuy vậy, Hội nghị đánh giá ASEAN vẫn là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trên thế giới, với dự báo khoảng 4,9% năm 2023. Các Bộ trưởng và Thống đốc đánh giá cao sự phối hợp về chính sách tài khóa, tiền tệ và tài chính giữa các nước thành viên ASEAN để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và kinh tế vĩ mô.

Thay mặt Bộ Tài chính Việt Nam, Thứ trưởng Võ Thành Hưng đã chia sẻ nhận định và đánh giá của các tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu và khu vực.

Trong năm 2023, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cao cho việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời tập trung vào việc kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. Ngoài ra, Việt Nam cũng tăng cường nỗ lực xây dựng và hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều