+
Aa
-
like
comment

Việt Nam tiếp quản vị trí “thơm” khi Thái Lan làm kênh đào Kra

10/08/2020 13:20

Một Uỷ ban của Chính phủ Thái Lan đang nghiên cứu chi phí và tính hiệu quả của tuyến kênh đào Kra.

Chính phủ Thái Lan thảo luận chuyện xây dựng kênh đào Kra

Theo một cuộc khảo sát thì phần lớn người dân các tỉnh phía nam, quanh khu vực dự định đào kênh, đồng tình với dự án này. Có vẻ như việc Chính phủ Thái Lan đang ngày càng mất kiểm soát trong việc giải quyết các xung đột kinh tế trong nước, cũng như tình hình Covid-19 đã khiến cho Thái phải đưa Kênh Kra quay trở lại thành dự án triển vọng nhất nhằm phục hồi kinh tế. Tất nhiên kênh Kra này cần một khoản tiền cực lớn và nhà đầu tư cực mạnh, đó có thể Trung Quốc bởi 80% lãnh đạo, người có ảnh hưởng ở Thái Lan đều có 1/2 dòng máu Hoa Hạ trong người!

Cho đến bây giờ, các tàu thuyền lưu thông từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và ngược lại sẽ phải đi qua eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra. Eo biển này dài khoảng 1000 km, bề ngang hẹp, chỗ hẹp nhất chưa tới 2.5km với độ sâu khoảng 25m. Các tàu thuyền chở dầu và hàng hóa có trọng tải lớn khi đi qua đây gặp rất nhiều trở ngại nên thường phải chạy vòng xuống phía Nam của đảo Sumatra để đi qua eo biển Lambock, rộng và sâu khoảng 250m. Không chỉ vậy, lượng tàu thuyền đi qua eo biển Malacca ngày càng gia tăng làm cho sự lưu thông ở đây bị đình trệ. Đó là chưa kể, eo Malacca là thánh địa cướp biển, hải tặc Somalia tính ra chỉ là đám nghiệp dư.

Cận cảnh vị trí của kênh đào Kra.

Khi kênh đào Kra qua Thái hoàn thành, tàu bè sẽ tiết kiệm được khoảng 1000 km hải trình và giảm nguy cơ bị cướp đi nhiều lần. Tàu cướp biển thường là tàu nhỏ, khó di chuyển quá xa bờ và hải quân Việt Nam thì không hề “hiền” tí nào.

Khu vực hiện nay xuất khẩu hàng container từ Ấn Độ Dương và các khu vực châu Phi qua các nước phát triển đang phải đi thông qua rất nhiều các hải phận, quan trọng nhất là phải đi xuống cảng Singapore, để từ cảng này xuất đi.

200 năm nay, Singapore đã hưởng lợi từ vị trí chiến lược của eo Malacca. Nằm trên một trong các tuyến trung chuyển hàng hóa nhộn nhịp nhất thế giới giúp đảo quốc này luôn có nguồn thu từ tàu bè qua lại. Nhưng khi kênh Kra hoàn thành thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp quản vị trí “thơm tho” ấy.

Nếu kênh đào Kra xuất hiện thì hàng hải sẽ chỉ đi tắt qua Thái Lan chứ không ai đi xuống Singapore rồi đi lên để làm gì. Điều đó chả khác gì cắt đứt nguồn sống của Singapore. Các bạn nghĩ coi cái gì làm nên cú hích để nền kinh tế Singapore nhảy lên vượt bậc? Cái gì làm nên cú hích cho các khu vực cảng Manila, Thượng Hải phát triển lên vượt bậc? Đó là “Cảng trung chuyển, cảng thương mại hàng hóa đường biển. Năm 2018 vốn là thời điểm Việt Nam chuẩn bị thông qua Dự thảo Luật đơn vị hành chinh – kinh tế đặc biệt, nếu thông qua thì giờ Việt Nam đã và đang xây dựng Vân Phong thành “Cảng Trung chuyển Quốc tế vịnh Vân Phong”. Cảng trung chuyển đó rất lớn mà nói nôm na là “Chợ đầu mối trên biển”.

Quan trọng là từ Việt Nam, hàng hóa sẽ xuất đi trực tiếp ra biển lớn, ra đường thông thương quốc tế, mà không phải đi qua một nước thứ 3 nào đó, từ đó chi phí về thuế quan sẽ rất rẻ. Đồng nghĩa với việc lượng hàng hóa nhập vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam xuất đi đều sẽ giảm nhiều thứ thuế, các giao dịch thương mại tại Việt Nam ở khu cảng biển cũng sẽ thúc đẩy nguồn “ngoại tệ” lưu chuyển vào Việt Nam, điều đó càng kích phát hoạt động thương mại trong nước được phát huy. Đồng thời, cũng từ đây các nhà đầu tư khác cũng sẽ kéo vào Việt Nam để đầu tư, đặt văn phòng đại diện và thậm chí là chuyển hệ thống kinh doanh để bù trừ cho chi phí thuế ở các khu vực đắt đỏ trước đây.

Việt Nam hưởng lợi rất nhiều nếu dự án kênh đào Kra được tiến hành và hoàn thành.

nhiều người đã quên: Khi Việt Nam muốn lập 3 khu vực kinh tế đặc biệt ở Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn để hưởng lợi kinh tế và an ninh từ Kênh Kra thì Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã chia sẻ dòng trạng thái trên FB đưa ra mấy dẫn chứng vu vơ, hàm ý nói thất bại của một vài đặc khu ở các nước, trong khi đa số các đặc khu khác thì lại phát triển rầm rộ. Nhằm chọc gậy bánh xe, kích động dân Việt Nam với tâm lý bài Trung Quốc cực đoan, chống lại đặc khu hòng mong phá sản kênh giao thương quốc tế Kênh Kra. Sự việc góp phần không nhỏ khiến một bộ phận người dân Việt Nam biểu tình, bạo loạn vào tháng 6/2018 mà Dự Luật này đến nay vẫn xếp xó, còn cái Cảng mơ ước cũng đành xếp góc. Và cũng nói rõ thì Việt Nam xây dựng là 3 Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, về bản chất lẫn khái niệm hoàn toàn khác với “Đặc khu kinh tế”, cái cụm từ đặc khu này do báo chí giật tít lên chứ ngay trong Luật chả có chữ nào ghi là “Đặc khu” cả.

Cuối cùng, ngẫm lại ai là người không muốn Việt Nam thu lợi từ Kênh Kra và cực kỳ không muốn thấy sự phát triển 3 khu vực kinh tế đặc biệt và cảng Trung chuyển quốc tế vịnh Vân Phong?

Một là, Singapore
Hai là, Trung Quốc
Ba là, Hồng Kông
Bốn là, Phillippines

Nói thêm vì sao Trung Quốc không muốn Việt Nam xây dựng cảng Trung chuyển Quốc tế vịnh Vân Phong. Đó là bởi vì “Cảng Thượng Hải” với vị trí cách đất liền 30km với giao thương đường bộ cực kỳ đắt đỏ, không tiếp cận bằng đường sắt container được. Đó cũng là lý do vì sao Trung Quốc thực chất chả màng tới 3 cái khu kinh tế đặc biệt của Việt Nam. Bởi cái nào cũng gây hại kinh tế trong tương lai cho các khu Hồng Kông, Macau, Thượng Hải của Trung Quốc cả.

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không thúc đẩy triển khai Kênh Kra. Bởi kênh này xuất hiện mà Việt Nam không xây được “Cảng Trung chuyển Quốc tế vịnh Vân Phong thì cảng Thượng Hải của Trung Quốc lại kiếm bộn tiền hơn, đó là chưa kể âm mưu chiếm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Nước này muốn thông qua đó thu thuế phí hàng hải. Tiếc rằng Trường Sa đa số đảo hiện đang do Việt Nam quản lý mà con đường biển đi đến Kênh Kra lại nằm trong khu vực Việt Nam đang quản lý chặt chẽ. Đó cũng là lý do vì sao trong 2 năm gần đây, Trung Quốc liên tục gia tăng hoạt động ở khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mục đích chỉ có một, đó là hình thành trạng thái “vô pháp lâu dần hợp pháp” để tiến hành kiểm soát các hoạt động giao thương tại khu vực này, từ đó hợp pháp hóa việc kiểm soát, thu thuế quan qua lại trong vùng biển.

Nếu thành công thì kênh đào sẽ hỗ trợ khá nhiều cho kinh tế Thái Lan như nó đã và đang hỗ trợ Singapore. Liệu Singapore sẽ có phương án nào trong trường hợp dự án này trở thành hiện thực?

Theo Vietnam Projects Construction

Bài mới
Đọc nhiều