+
Aa
-
like
comment

Việt Nam nắm mặt hàng chiến lược, có cơ hội thành một trung tâm thương mại toàn cầu

Hạ Băng - 02/06/2023 15:07

Theo Standard Chartered, Việt Nam sẽ là một trong những nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu và có nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm thương mại toàn cầu.

Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam dự kiến ​​đạt 618 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.

Thế mạnh chiến lược của Việt Nam

Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Future of Trade: New opportunities in high-growth corridors” (tạm dịch “Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao”).

Theo báo cáo, các hành lang thương mại kết nối với châu Á, châu Phi và Trung Đông sẽ vượt tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu khoảng 4 điểm phần trăm, thúc đẩy tổng kim ngạch thương mại ở các khu vực này lên 14.400 tỷ USD, chiếm 44% thương mại toàn cầu vào năm 2030.

Thêm nữa, xuất khẩu của Việt Nam dự kiến ​​đạt 618 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.

Trong đó, theo Standard Chartered, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ là những đối tác thương mại chính. Kim loại và khoáng sản nằm trong số những ngành tăng trưởng nhanh nhất, với gần 8%/năm.

Bên cạnh đó, thương mại với Ấn Độ, Singapore và Indonesia được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm thương mại toàn cầu

Bà Michele Wee, Tổng giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đánh giá, Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm thương mại toàn cầu.

Theo báo cáo, tổng kim ngạch thương mại toàn cầu dự báo sẽ đạt 32,6 nghìn tỷ đô la Mỹ, với mức tăng trưởng trung bình 5% vào năm 2030.

Cũng theo báo cáo, đến năm 2030, việc tăng cường áp dụng các giải pháp tài chính chuỗi cung ứng kỹ thuật số có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu tăng 7,5% tại 13 thị trường được khảo sát, và đạt mức tăng 791 tỷ USD.

Các giải pháp tài chính chuỗi cung ứng kỹ thuật số cũng có thể giúp thúc đẩy khả năng tiếp cận tài chính và sự tham gia đóng góp vào nền kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), giúp các công ty này theo dõi việc tuân thủ các tiêu chí ESG và giảm rủi ro gian lận cũng như chi phí giám sát.

Thách thức của thương mại toàn cầu

Nghiên cứu dựa trên một cuộc khảo sát với hơn 100 nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu tại 13 thị trường. Bên cạnh triển vọng, các lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu cũng chia sẻ về những thách thức hàng đầu đối với thương mại toàn cầu.

Trong đó nổi lên là xung đột và căng thẳng địa chính gia tăng (54%); Giá cả năng lượng và hàng hóa cao và biến động (52%); Chất lượng cơ sở hạ tầng yếu kém (46%); Lạm phát cao (45%); Các lệnh trừng phạt, chính sách thuế quan và cấm xuất khẩu (44%).

Ông Michael Spiegel, Giám đốc toàn cầu khối ngân hàng giao dịch, ngân hàng Standard Chartered phân tích, thương mại toàn cầu được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong thập kỷ tới.

Theo ông Spiegel, các giải pháp tài chính chuỗi cung ứng kỹ thuật số sẽ góp phần hiện thực hóa những mục tiêu này và thúc đẩy tăng trưởng thương mại bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển.

Hạ Băng

Bài mới
Đọc nhiều