+
Aa
-
like
comment

“Việt Nam lạm dụng thương mại Mỹ” hay thực chất chỉ là nạn nhân?

03/07/2019 10:20

Cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng gợi ý sẽ “làm ăn lớn” với Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung căng thẳng. Chúng ta đã nhìn thấy ông ấy cười nói vui vẻ, cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước trong cuộc gặp bên lề Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2. Thậm chí ông chủ nhà Trắng còn giơ cao Quốc kỳ Việt Nam khi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại văn phòng Chính phủ. Thoạt đầu thấy đây là một tín hiệu tốt đối với nền kinh tế nước ta nhưng thật sốc khi ông ấy phát ngôn “Việt Nam lạm dụng thương mại Mỹ, còn tệ hơn cả Trung Quốc”.

cunghuong
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Trump cùng nhìn về một hướng tại hội nghị nhóm G20 diễn ra ở Đức hồi tháng 7/2017.

Phải thừa nhận một thực tế rằng, khi cuộc chiến tranh thương mại trị giá hàng trăm tỷ USD đang dần kích hoạt giữa Trung Quốc và Mỹ thì có không ít doanh nghiệp Trung Quốc di dời phần nào năng lực sản xuất sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam để tránh bão. Nhiều công ty thép Trung Quốc đã sang Việt Nam nộp đơn xin phép triển khai dự án hoặc trúng thầu công trình trọng điểm về nhà ở và hạ tầng giao thông ở nước ta như công ty Yongjin Metal, CSCEC, Tung Feng, Công ty TNHH Đường cao tốc Trường Đại Quảng Đông, Công ty Hợp tác Kỹ thuật và Kinh tế quốc tế Quảng Châu. Vì có không ít doanh nghiệp của Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác, trong đó có Mỹ dưới vỏ bọc “Made in Vietnam” nên nước ta đã bị vạ lây.

thep
Doanh nghiệp thép Trung Quốc dần chuyển hướng sang đầu tư vào Việt Nam.

Một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Mỹ đã nộp yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tới Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với sản phẩm thép từ Việt Nam do nghi ngờ lẩn tránh thuế từ Đài Loan và Hàn Quốc. Không riêng gì thép, mà nhiều doanh nghiệp sản xuất nhôm tấm, gỗ và dệt may của Trung Quốc cũng mượn đường Việt Nam sang Mỹ. Hệ lụy sau đó, Việt Nam nằm trong số các nước mà Bộ Thương mại Mỹ đề xuất áp mức thuế quan nặng lên các sản phẩm thép và nhôm xuất khẩu sang Mỹ. Rõ ràng, Việt Nam đang bị Trung Quốc lợi dụng thương mại chứ không phải “Việt Nam lạm dụng thương mại Mỹ” giống như lời của Tổng thống Donald Trump. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, nước ta trở thành nạn nhân, thậm chí còn bị đặt trong âm mưu đấu đá nhau giữa hai nước chứ chẳng hề đơn giản.

Đồng ý, cơ sở pháp lý trong vấn đề hình thành và phát triển doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều lỗ hổng thiếu sót nhưng không có chuyện “chính quyền ham lợi nên mở cửa buông lỏng cho phép các doanh nghiệp Việt liên kết với các doanh nghiệp Trung Quốc nhập hàng, thay nhãn mác, xuất khẩu dưới thương hiệu Việt Nam vào thị trường quốc tế và trong nước”. Hay như “chính quyền ảo tưởng vào mối quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ” như lời rêu rao của Mai Quốc Ấn và trang “RFA Việt Nam”, “VOA Tiếng Việt”. Càng không có chuyện “Việt Nam lạm dụng thương mại Mỹ”, “Việt Nam thông đồng với Trung Quốc để lừa Mỹ” như lời của Nguyễn Chí Dũng. Việt Nam đâu có dại tự “mua dây buộc mình”, gian lận thương mại để Mỹ và các nước quay lưng rồi chịu cảnh thuế cao ngất trời, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp nước ngoài rút vốn, nền kinh tế lao dốc.

daitudo
maiquocan
Những luận điệu xuyên tạc chính quyền nước ta.

Vì lẽ đó nên khi doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thương mại thì ngay lập tức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu xác minh rõ. Trong quan hệ với Mỹ, đại diện Bộ ngoại giao cũng đã lên tiếng khẳng định: “Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ Đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Với quan điểm hai nền kinh tế có thể bổ trợ cho nhau, Việt Nam chủ trương thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi”.

Bằng những hành động kịp thời, nước ta đã nhận lại phản ứng tích cực từ phía Mỹ, bên lề hội nghị thượng định G20, Tổng thống Donald Trump đã khẳng định tình cảm tốt đẹp đối với nhân dân Việt Nam và luôn ủng hộ phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương. Ông Donald Trump cũng hoan nghênh quyết tâm và hành động quyết liệt của Việt Nam trong chống gian lận xuất xứ hàng hoá và gian lận thương mại.

ttch
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp hình cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20.

Không phải ngẫu nhiên, Việt Nam chính thức ký Hiệp định thương mại tự do EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA. Có thể thấy rằng nước ta đã chiếm được lòng tin của rất nhiều bạn hàng trong khối nước EU. Nếu “lạm dụng thương mại” thì có lẽ chúng ta đã không hái được quả ngọt như ngày hôm nay. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên, các thách thức an ninh phi truyền thống càng lớn, thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều khó khăn, sự hợp tác giữa Việt Nam và EU thông qua 2 hiệp định nói trên mang ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tư duy mạnh mẽ, tầm nhìn chiến lược của hai bên cùng hợp tác, cùng có lợi và cùng đóng góp cho sự phát triển bền vững và hòa bình”.

Suốt thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực ngoại giao với đường lối độc lập, tự chủ rất đúng đắn. Song song đó là những thành tựu về kinh tế, xã hội mà tất cả các nước đều phải ghi nhận và việc hợp tác với chúng ta như một điều tất yếu. Còn với Việt Nam, “không có bạn bè mãi mãi, không có kẻ thù mãi mãi. Chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là trường tồn” mà thôi.

Thu Huyền

Bài mới
Đọc nhiều